(HBĐT) - Từ một anh bộ đội phục viên với hai bàn tay trắng, nhờ có tư duy nhạy bén trong phát triển kinh tế nên CCB Bùi Đức Chính ở xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Cũng như bao thanh niên khác, năm 1984, ông Chính hăng hái lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận biên giới phía Bắc. Năm 1991, ông Chính xuất ngũ trở về địa phương cùng gia đình. Khi đó, cuộc sống của vợ chồng ông gặp vô vàn khó khăn nhưng với bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ, không ngại gian khó, ông đã tìm mọi cách để đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo. Năm 2009, nhận thấy điều kiện quê hương thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nên ông đã bàn bạc với vợ vay mượn anh em họ hàng ít tiền làm vốn rồi nhận khoán 0,5 ha đất ven chân núi để đào ao thả cá, nuôi dê. Với hình thức lấy ngắn nuôi dài, ông nuôi thêm hàng trăm con gà và hàng chục con lợn địa phương mỗi lứa. Nhờ cần cù, chịu khó ham học hỏi nên thu nhập của gia đình ông năm sau luôn cao hơn năm trước, cuộc sống từng bước ổn định và vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn. Đến nay, gia đình ông nuôi 40 con dê, 5 con lợn nái và trên 300 con gà thịt mỗi lứa. Mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

 

Không dừng lại ở đó, bằng nguồn vốn tích luỹ từ chăn nuôi, ông đã mở thêm một xưởng sản xuất gỗ và mua xe công nông để vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. ông còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Ngoài ra, ông luôn hỗ trợ vốn, kinh nghiệm và quan tâm tạo việc làm cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên thoát nghèo.

 

Với lòng quyết tâm, chịu thương, chịu khó và ý chí của người lính, CCB Bùi Đức Chính đã vươn lên trở thành gia đình làm kinh tế giỏi. ông xứng đáng là tấm gương để các CCB trong xã, huyện học tập noi theo.

 

 

                                                          Bùi Sơn (Đài Kim Bôi)

 

 

Các tin khác

Thượng úy Xa Quang Thực luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Để có thu nhập cao, hàng ngày, ông Bùi Thanh Dồn ở xóm Trớ, xã Quy Hậu miệt mài bên vườn bí, vườn dưa của mình.
Ông Dụ  theo dõi những gốc bưởi Diễn đang ra hoa.
CCB Vũ Thanh Đài, xóm Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) giới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về quy trình sản xuất đá xây dựng của công ty do ông làm giám đốc.

Người giữ “hồn” rượu cần Mường Bi

(HBĐT) - Có dịp được ngồi trò chuyện và chứng kiến sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mường Bi - Bùi Thị Lan Phương ở xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) chế biến men rượu cần, thứ men lá được làm từ “men say” của đại ngàn trộn lẫn với gạo nếp thơm ấy, tôi thầm thán phục và tự hào. Bởi lẽ rượu cần - nét văn hóa độc đáo của người Mường Hòa Bình đã, đang, sẽ mãi giữ được “thương hiệu” và bởi đất Mường vẫn còn những người phụ nữ tâm huyết, vượt qua nhiều khó khăn để giữ truyền thống, giữ nghề làm men lá.

Nguyễn Văn Tún - người cựu chiến binh vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Sau 7 năm phục vụ trong quân đội, năm 1979, CCB Nguyễn Văn Tún ở xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất trên đồng đất quê hương và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: phó Ban thương binh - xã hội xã Mông Hóa; chi hội trưởng chi hội CCB xóm Dụ 5. ở cương vị nào, ông Tún cũng luôn chịu khó học hỏi, không quản ngại khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Người đầu tư xây chợ Chỉ, xã Hùng Tiến

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hùng Tiến (Kim Bôi), người con đất Mường Bùi Văn Hiệp được chứng kiến sự khó khăn, vất vả của bà con trong xã, trong vùng mỗi khi có nông sản đem bán.

Một Bí thư chi bộ tận tụy vì nhân dân

(HBĐT) - “ở cấp cơ sở mà Bí thư chi bộ chỉ lãnh đạo về đường lối là không xong mà phải xắn tay vào cùng tổ trưởng dân phố, các đoàn thể cùng làm thì mới ổn” - Đó là đúc kết của bác Nguyễn Thế Miêng (ảnh), Bí thư chi bộ tổ dân phố số 3, phường Đồng Tiến (TPHB).

“Ông Cồng chiêng”

(HBĐT) - “Con chào ông Cồng Chiêng...” - Câu chào bất ngờ và tươi tắn của chị bán hàng cam không hề quen biết khiến ông lâng lâng xúc động. Cái “nghệ danh” ngồ ngộ ấy với ông như một tấm huân chương tinh thần cao quý đến mức ông đinh ninh mình có phấn đấu cả đời và hơn thế nữa cũng chưa xứng đáng được phong tặng. ấy vậy mà nay ông được bà con dân tộc Mường nơi đây gọi theo cách rất đỗi tự nhiên và thân thuộc - cứ như thể đó là tên cúng cơm của ông vậy.

Chuyện về người nông dân chế tạo máy thái sắn “hiện đại” ở Yên Thủy

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của những hộ nông dân đang tập trung sơ chế sắn tại ruộng với đống sắn cao ngút ngàn và 3 chiếc máy thái đang làm việc hết công suất, dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến gia đình anh Đỗ Văn Cần, xóm Tân Thành, xã Yên Lạc (Yên Thủy).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục