Chị Nguyễn Thị Hạnh và những phần thưởng cao quý ghi nhận nỗ lực, những đóng góp của chị cho cộng đồng.

Chị Nguyễn Thị Hạnh và những phần thưởng cao quý ghi nhận nỗ lực, những đóng góp của chị cho cộng đồng.

(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…

 

35 năm trước, cô sinh viên 19 tuổi mới ra trường đã một thân một mình lên Hòa Bình lập nghiệp. Bươn trải làm ăn nơi đất khách quê người, đôi bàn tay mềm mại của người con gái nhanh chóng trở nên thô ráp khi cả ngày quần quật với bê tông, cát, đá, sỏi, xi măng… Công việc thợ xây vốn nặng nhọc với cả những nam thanh niên mạnh khỏe nhất nhưng chưa bao giờ khiến chị Hạnh cảm thấy nao lòng.  

 

Chị kể: Quê chị ở Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Năm 19 tuổi, chị tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật Chúc Sơn, quyết định lên Hòa Bình lập nghiệp, làm việc tại một Công ty xây dựng của Nhà nước. Thân con gái xa nhà lại bươn trải với nghề công nhân xây dựng nên không khó để có thể hình dung những nhọc nhằn mà chị phải đối mặt hồi đó. Ba năm sau, chị lập gia đình. Chồng chị cũng là công nhân với đồng lương eo hẹp như chị.

 

Nhớ lại thời khốn khó, chỉ có hai bàn tay trắng và một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi, chị Hạnh cười. Nụ cười của một người đã bản lĩnh vượt qua tất cả những nhọc nhằn của cuộc sống nên đầy sắc sảo và tự tin: Năm 1995, dù không thuộc diện phải về nghỉ 176 nhưng tôi tự nguyện làm đơn xin nghỉ. Lúc bấy giờ, tôi đã 18 năm trong nghề, đang làm tổ trưởng một tổ xây dựng gồm 20 thành viên đều là nữ giới. Chị em trong đội không còn việc làm thì hụt hẫng lắm. So với thời làm công ăn lương, họ đã khổ lại càng khổ hơn. Thế là tôi quyết định xin về 176 để làm cái việc mà hồi đó ít người hình dung đàn bà con gái có thể làm: thành lập một đội chuyên đi đổ bê tông thuê.

 

Đổ bê tông thuê, với thanh niên trai tráng dồi dào sức khỏe, công việc này đã khá nặng nhọc, huống hồ đối với những người phụ nữ chân yếu, tay mềm. Bất chấp điều đó, tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh vẫn hăng hái đi tìm việc để chị em cùng làm. Thời gian đầu rất chật vật khi tìm mối làm ăn vì chẳng mấy chủ nhà tin tưởng vào hiệu quả công việc của một tốp thợ chỉ toàn phụ nữ. Từ khâu vận chuyển đến khâu trộn bê tông và đưa lên đổ mái nhà, khâu nào cũng làm thủ công nên vừa lâu, vừa nặng nhọc. Gần 5 năm trời như thế. Từ việc lớn đến việc bé, từ nhà nhỏ đến nhà to, cứ nơi nào có nhu cầu là chị nhận mà đã nhận là làm hết sức. Kiên nhẫn và lăn lộn với nghề. Dần dần, chị đầu tư mua máy trộn bê tông, máy tời, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu... để vừa đỡ mất sức cho chị em, vừa nâng cao hiệu quả công việc. Vì đã gây dựng được nên đội của chị không lúc nào ngơi việc, địa bàn cũng mở rộng ra đến các huyện, không chỉ bó hẹp trong địa bàn thành phố Hòa Bình. Hiện, đội đổ bê tông thuê của chị Hạnh có hơn 50 công nhân đều đặn làm việc theo đơn đặt hàng, thu nhập ổn định giúp cho họ có thể trang trải khá tốt những nhu cầu thiết thân của cuộc sống.

 

“Cơ ngơi này là trái ngọt của cả một đời làm công nhân” – Chị Hạnh vui vẻ nói. Từ hai bàn tay trắng, sau mấy chục năm có lẻ lăn lộn với bê tông, cát, đá, sỏi, xi măng..., giờ đây, khi đã trở thành bà ngoại của mấy đứa cháu nhỏ, chị vẫn tham gia vào công việc mà theo như chị nói - “đã mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho cuộc đời”. Ngoài công việc nhận thầu đổ mái bê tông, chị Hạnh tham công tiếc, việc còn “ôm” thêm nhiều việc khác như làm kinh tế trang trại, kinh doanh bất động sản... Tấm gương dám nghĩ, dám làm của chị Nguyễn Thị Hạnh được nhân dân tổ 8, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) nhắc đến với niềm thán phục sâu sắc. Những gì chị đang sở hữu là mơ ước lớn lao đối với bất kỳ ai: gia đình hạnh phúc xum vầy, nhà cửa khang trang rộng rãi, công việc làm ăn thuận lợi, đời sống tinh thần phong phú... Đó là giấc mơ vẹn toàn mà chị nhọc công gây dựng từ hai bàn tay trắng. Giấc mơ đó, chị mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người bằng những hành động cụ thể như tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ tại KDC, tích cực đóng góp công sức, tiền của cho các chương trình từ thiện hướng tới cộng đồng... Những đóng góp của chị được cộng đồng ghi nhận. Bằng chứng là trong nhiều năm liên tiếp, chị Nguyễn Thị Hạnh luôn được bầu đạt phụ nữ xuất sắc của phường, được tặng giấy khen hộ gia đình có nhiều thành tích trong phong trào thi đua hộ gia đình làm kinh tế giỏi, cùng nhiều giấy khen vinh dự khác như gia đình văn hóa tiêu biểu, giấy khen có nhiều thành tích trong phong trào “toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục”...

 

 

                                                                             Thu Trang

 

 

Các tin khác

Trưởng bản, đảng viên Giàng A Páo bên chi trường mầm non Pà Khôm.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh nhận giải nhất Hội thi “Phụ nữ duyên dáng nuôi dạy con tốt” huyện Kỳ Sơn lần thứ I năm 2012.
Không có hình ảnh

Người CCB gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Năm 1970, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) cùng nhiều thanh niên của quê hương hăng hái lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn 305. Năm 1971, ông được điều động tham gia chiến đấu ở Tây Ninh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1977, ông Lành được xuất ngũ trở về địa phương.

Người sỹ quan công an được nhân dân Pà Cò tin yêu

(HBĐT) - Trung tá Sùng A Chếnh, Đội trưởng đội an ninh công an huyện Mai Châu là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở bản Xà Lĩnh, Pà Cò, Mai Châu.

Chuyện về anh dân quân triệu phú

(HBĐT) - Hỏi cả thị trấn Đà Bắc hầu như ai cũng biết Trung “nhím” hay Trung “rắn”. Đó là những biệt danh mà người dân ở đây đặt và gọi anh dân quân Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

Một gia đình doanh nhân văn hóa

(HBĐT) - Một trong những tập thể và cá nhân điển hình về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phường Tân Thịnh và T.P Hòa Bình biểu dương có tên kỹ sư Nguyễn Thị Tâm, chủ doanh nghiệp Phương Huyền có trụ sở tại tổ 18 (phường Tân Thịnh) đã hiến đất để xây dựng Nhà văn hóa cho tổ dân phố.

Chuyện học của gia đình anh Sía ở Pà Cò

(HBĐT) - “Mình 15 tuổi mới được đi học lớp 1 (năm 19984) nên khi có con cái, càng thấy rằng: đời mình đã vậy, đời các con phải được học chữ đến nơi, đến chốn. Không thì khổ lắm. Hiện nay, mình làm cán bộ xã rồi cũng cần phải quan tâm, động viên và góp sức vào sự nghiệp giáo dục xã...”. Đó là lời tâm tình của anh Sùng A Sía, xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu).

Người CCB gương mẫu, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm trong quân đội, CCB Nguyễn Văn Viện (sinh năm 1962) ở xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Quyết tâm vượt nghèo khó, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục