(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 27/10/2012, trong lúc đi công việc riêng của gia đình, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương, giáo viên lịch sử của Trung tâm GDTX TPHB đã nhìn thấy một bọc giấy trên đó có ghi địa chỉ người gửi và người nhận kèm số điện thoại.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương đã kịp thời báo cho tổ dân phố và công an địa phương, đồng thời điện cho người gửi trên bọc giấy. Chỉ sau 30 phút khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về pháp lý, bọc giấy được mở ra, trong có 27 triệu đồng tiền mặt và đã trả lại cho người bị mất là chị Nguyễn Thị Lan công tác tại Công ty Honda.
Giám đốc Sở GD&ĐT đã tặng giấy khen cho cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương vì đã nêu một tấm gương sáng trong CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hồng Mạc - Văn Hùng
(Sở GD&ĐT)
(HBĐT) - Trung tá Sùng A Chếnh, Đội trưởng đội an ninh công an huyện Mai Châu là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở bản Xà Lĩnh, Pà Cò, Mai Châu.
(HBĐT) - Hỏi cả thị trấn Đà Bắc hầu như ai cũng biết Trung “nhím” hay Trung “rắn”. Đó là những biệt danh mà người dân ở đây đặt và gọi anh dân quân Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).
(HBĐT) - Một trong những tập thể và cá nhân điển hình về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phường Tân Thịnh và T.P Hòa Bình biểu dương có tên kỹ sư Nguyễn Thị Tâm, chủ doanh nghiệp Phương Huyền có trụ sở tại tổ 18 (phường Tân Thịnh) đã hiến đất để xây dựng Nhà văn hóa cho tổ dân phố.
(HBĐT) - “Mình 15 tuổi mới được đi học lớp 1 (năm 19984) nên khi có con cái, càng thấy rằng: đời mình đã vậy, đời các con phải được học chữ đến nơi, đến chốn. Không thì khổ lắm. Hiện nay, mình làm cán bộ xã rồi cũng cần phải quan tâm, động viên và góp sức vào sự nghiệp giáo dục xã...”. Đó là lời tâm tình của anh Sùng A Sía, xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Sau hơn 6 năm trong quân đội, CCB Nguyễn Văn Viện (sinh năm 1962) ở xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Quyết tâm vượt nghèo khó, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.
(HBĐT) - Tại buổi giao lưu điển hình “Phụ nữ Thừa Thiên Huế tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” do Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 17/10/2012, tôi đã gặp chị Bùi Thị Xím, giáo viên khiếm thị đang giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Ấn tượng trong tôi lần đầu gặp chị là khuôn mặt xinh tươi trong tà áo dài với đôi kính đen. Trong buổi giao lưu trò chuyện, chị đã kể về hoàn cảnh và sự nỗ lực vươn lên của chị mà không ai không xúc động, nghẹn ngào...