Thủ khoa Kiều Thị Kim Thảo cùng bạn bè ở lớp (Người thứ 2 trái sang).

Thủ khoa Kiều Thị Kim Thảo cùng bạn bè ở lớp (Người thứ 2 trái sang).

(HBĐT) - Trong kỳ thi đại học vừa qua, em Kiều Thị Kim Thảo là học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lạc Thủy B thi vào Học viện Tài chính đạt 27,5 điểm, trong đó, môn toán 9,00, lý 8,75, hóa 9,75 điểm cộng 1,5 là 29 điểm điểm các môn. Với số điểm này, em là một trong 4 thủ khoa của trường.

 

Có lẽ đây là điều thật bất ngờ không chỉ trường THPT Lạc Thủy B mà còn là của huyện, của cả tỉnh. Sinh ra trong một gia đình gia giáo ở xã Phú Thành, Lạc Thủy, bố Thảo là cán bộ nghiên cứu ngành nông nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất ngô Sông Bôi. Mẹ thảo là giáo viên dạy lý, anh trai Thảo đang làm việc tại Viện nghiên cứu ngô Đan Phượng, Hà Nội. Tâm sự với chúng tôi, cô Vũ Thị Hồng Mến vừa là mẹ vừa là cô giáo của em cho biết: Cả nhà ai cũng bận công tác, chỉ có tôi thỉnh thoảng giúp cháu học môn vật lý. Tôi chỉ hướng dẫn Thảo phương pháp học tập. Mọi môn khác, việc học hành đều do Thảo tự học. Là người tự lập từ bé nên giờ giấc học hành, giải trí của cháu sắp xếp khoa học, không bị gò bó, không bị sức ép học tập. Sáng sớm dậy vào khoảng 4 h ôn lý thuyết các môn học. Thời điểm này, học lý thuyết dễ nhớ nhất. Sau đó đến trường học. Chiều về học làm bài tập. Những năm học THPT, một tuần dành 3 buổi chiều ôn thêm các môn thi Đại học tại trường. Còn những ngày còn lại học tại nhà. Từ 17 giờ chiều tới 20 giờ cháu dành thời gian sinh hoạt bình thường như nấu cơm, xem phim, giải trí… Sau đó học đến 23 h thì đi ngủ. Sở thích của Thảo sưu tầm búp bê, mũ mềm các loại, thích vẽ tranh. Hồi học xong THCS, lúc đầu cả nhà muốn em vào trường chuyên Hoàng Văn Thụ (T.P Hòa Bình) nhưng sau khi nghiên cứu gia đình đã quyết định  học tại Lạc Thủy để có thể nắm bắt tình hình học tập của em dù biết rằng học ở trường Hoàng Văn Thụ có nhiều thầy, cô giáo, bạn bè giỏi hơn. Từ năm lớp 10 - lớp 11 cháu rất thích dành nhiều thời gian vào các bài tập khó học lý thuyết ít hơn. Tuy nhiên, đến lớp 12 tôi và bố cháu khuyên phải học cân đối cả lý thuyết và bài tập. Đặc biệt là không được dành quá nhiều thời gian cho các bài tập khó mà quên các bài dễ bởi vì thi đại học chỉ có 1-2 câu hỏi cực khó để phân loại, nếu cứ dành thời gian cho các bài khó thì đi thi không bao giờ được điểm cao để đỗ đại học. Cách học của cháu Thảo là ôn kỹ lý thuyết, kết hợp làm nhuần nhuyễn các bài tập. Cách làm bài thi là làm câu dễ trước, câu khó sau. Sau khi làm xong các bài dễ, dành thời gian kiểm tra lại thật kỹ các bài đã làm, không nhất thiết phải nộp bài sớm. Những lời khuyên của bố mẹ đã giúp ích cho Thảo làm bài tốt trong kỳ thi vừa qua.

Với sự chịu khó học hỏi, 12 năm học liên tục Thảo là học sinh giỏi toàn diện. Năm học 2009-2010 đạt giải nhì kỳ thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay. Năm học 2011-2012 đạt giải nhì môn lý kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh (khi đó em Thảo đang là học sinh lớp 11). Năm học 2012-2013, đạt giải ba môn toán kỳ thi học sinh giỏi. Sở thích của Thảo cũng như bao bạn bè cùng trang lứa thích đọc truyện tranh, đọc báo, xem phim, sưu tầm các loại mũ mềm (lưỡi trai), búp bê và nấu ăn. Là lớp phó học tập nên Thảo luôn giúp đỡ bạn bè trong quá trình học và là học sinh sống giản dị. Cô Mến cho biết thêm: Hôm thi ngày đầu cháu vẫn đang ốm và bị tụt huyết áp, làm xong được 9  câu toán đã quá mệt nên không làm tiếp nên môn toán chỉ được 9 điểm và môn hóa cháu đạt điểm cao nhất. Thầy Lý dạy môn hóa học của Thảo nhận xét: EmThảo hết học kỳ I lớp 12, kiến thức về môn hóa vẫn chỉ ở mức khá. Nhưng Thảo là người tiếp thu nhanh, chịu khó tìm tòi, học hỏi và quyết tâm học nên sau khi thầy Lý dạy thêm cách học môn hóa em trở thành học sinh giỏi sau 3-4 tháng ôn luyện. Cô Chiến dạy môn toán cho biết: Thảo là một học sinh thông minh. Tâm sự với chúng tôi, Thảo cho biết: Lúc còn nhỏ, cháu chỉ muốn trở thành đầu bếp nấu nướng các món ăn ngon hàng ngày mẹ làm cơm cháu hay hỏi kỹ cách làm để tự mình làm. Lúc làm hồ sơ đi thi đại học, Thảo cũng không đạt nguyện vọng quá cao siêu mà nghe theo lời khuyên của bố mẹ là học một trường kinh tế tài chính. Cháu chỉ mong sau khi tốt nghiệp đại học sẽ được làm đúng chuyên ngành là kế toán hoặc kiểm toán...

 

 

                                                                       Việt Lâm

 

Các tin khác

Bác Nguyễn Văn Linh (thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thuỷ) trong lần kiểm tra chất lượng đàn ong.
Mỗi năm gia đình CCB Hoàng Văn Chiến cho xuất chuồng 10 con bê với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng.
CCB Quách Văn Cạp (đứng đầu tiên từ trái sang) và lãnh đạo xã trước khu đất của gia đình đã hiến để xây dựng đường giao thông.
CCB Bùi Xuân Mầm, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tích cực tham gia công tác Hội và các phong trào hoạt động của địa phương.

Tấm gương sáng trong phong trào thi đua “Hai tốt”

(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố Hoà Bình nói riêng, tỉnh ta nói chung liên tục xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thùy – giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1, tổ trưởng tổ chuyên môn khối lớp 4, 5, trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình) là một trong những nhân tố điển hình. Nhiều năm liên tục, cô Thùy luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt mọi công việc được giao.

Người mang nhãn Hương Chi lên vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Đối với người vùng cao, nhất là ở huyện Đà Bắc, chuyện trồng cây ăn quả chỉ là trồng để ăn chơi. Ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả trở thành hàng hoá để làm giàu được bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ. Nhưng anh Vũ Văn Tuấn ở xóm Bằng, Giáp Đắt, Đà Bắc đã mạnh dạn mang cây nhãn Hương Chi lên trồng để phát triển kinh tế.

“Khắc tinh” của tội phạm hình sự

(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, đối tượng gây án ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Nhưng với sự sáng tạo, không ngừng học hỏi và không ngại khó khăn, đồng chí Trần Bá Dương, chiến sĩ phòng kỹ thuật hình sự cùng đồng đội đã phá được các vụ án lớn tưởng chừng bế tắc.

Duyên tình đất và người

(HBĐT) - Quê gốc Hưng Yên, sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, gắn bó tuổi trẻ với chiến trường B5. Sau cuộc đời binh nghiệp, ông lại nổi tiếng ở vùng đất Đà Bắc với cái tên ông Quang giảo cổ lam. Đó chính là CCB Bùi Đắc Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng, có trụ sở tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc).

Cán bộ Công đoàn nhiệt tình với công việc

(HBĐT) - Chị Lương Thị Thu Vân, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản, sản xuất linh kiện điện tử) gắn bó với hoạt động công đoàn từ khi Công ty mới thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2004. Là một Chủ tịch công đoàn trẻ, năng động, vừa là phó phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty, ở cương vị nào, chị Vân cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một bác sĩ say mê với đề tài nghiên cứu y khoa

(HBĐT) - Là Trưởng khoa ngoại tổng hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn khối ngoại - mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thạc sỹ y khoa Nguyễn Hoàng Diệu luôn kết hợp với các khoa, phòng khác trong bệnh viện tổ chức điều trị cho người bệnh hiệu quả hơn, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục