Ông Nguyễn Xuân Thanh hướng dẫn kỹ thuật trồng cam cho các hội viên nông dân trong xóm.

Ông Nguyễn Xuân Thanh hướng dẫn kỹ thuật trồng cam cho các hội viên nông dân trong xóm.

(HBĐT) - Đối với người vùng cao Thung Rếch, ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả là cách để làm giàu bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ nhưng với suy nghĩ khác, ông Nguyễn Xuân Thanh ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng trên 3 ha cam.

 

Từ trung tâm xã Tú Sơn, vượt hơn 10 km đường cấp phối quanh co, chúng tôi đến bản Thung Dao vào những ngày cuối năm. Lúc này, vườn cam nhà ông Thanh đang độ chín rộ, tấp nập thương lái vào thu mua. Trong ngôi nhà đã được xây mới khang trang, chúng tôi nghe ông Thanh kể về câu chuyện đưa cam lên với đồng bào Dao Thung Rếch từ những năm 2000. ông kể: Cũng giống như nhiều hộ dân ở Thung Rếch, làm nương, trồng rừng là nghề đã gắn bó từ lâu, gia đình tôi cũng  gắn bó với cây mía tím. Tuy nhiên, giao thông không thuận lợi, cây mía tím trồng ra nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp.

 

Sau nhiều năm trồng mía không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, năm 2000, ông Thanh nghĩ đến việc lựa chọn cây trồng mới phù hợp hơn. Sau nhiều lần được tập huấn kiến thức nông - lâm nghiệp và tìm hiểu trên sách báo, nhận thấy cây cam là cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình miền núi, ông đã mạnh dạn chuyển 1 ha trồng mía sang trồng cam lòng vàng. Với sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng CSXH, ông mạnh dạn xuống giống 300 gốc cam, sau đó học kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, thăm quan các mô hình trồng cam hiệu quả trong và ngoài tỉnh, tiếp tục xuống giống cam Canh, cam Xã Đoài.  Thấy vợ chồng ông mang cam lên trồng ở nơi đất đá lại xa nguồn nước nên nhiều người cho rằng ông làm liều. Bỏ qua tất cả những nghi hoặc ấy, ngày ngày, hai vợ chồng ông Thanh cần mẫn chăm sóc, vay tiền đầu tư khoan giếng, làm hệ thống bơm nước cho cây... Đất không phụ công người, sau hơn 4 năm trồng, vườn cam của ông đã ra quả đầu và bước đầu cho thu nhập. Mùa cam đầu tiên trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi trên 100 triệu đồng. Đặc biệt, sau khi Nhà nước đầu tư hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã lên bản Thung Dao, hiệu quả kinh tế từ cây cam càng được nhân lên. Giờ đây, gia đình ông không phải thồ từng sọt cam xuống chợ mà thương lái đã vào tận nhà thu mua. Thấy cây cam hợp với chất đất lại cho thu nhập cao, ông Thanh mạnh dạn chuyển hết diện tích trồng mía sang trồng cam Canh và cam Xã Đoài. Hiện nay, gia đình ông đã có trên 4 ha cây cam các loại. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu trên 40 tấn cam, trừ chi phí thu trên 700 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Thanh đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với thu nhập 3 triệu đồng/ người/tháng.

 

Nhận thấy gia đình ông Thanh trồng cam cho thu nhập cao, giá cả ổn định, nhiều người dân trong vùng đã đến học hỏi và nhờ ông hỗ trợ về kỹ thuật trồng loại cây này.

 

 

                                                                                                P.L

Các tin khác

Trưởng xóm Bùi Trung Trực bên nhà văn hóa xóm Yên Bình được hoàn thành vào năm 2008 với tổng mức đầu tư trên 50 triệu đồng.
Chị Quách Thị Như hướng dẫn công nhân hoàn thiện sản phẩm túi siêu thị.
Phạm Thị Ngọc Tú (ngoài cùng bên phải) công nhân Công ty Nghiên cứu kỹ thuật R (phường Hữu Nghị - TPHB) nhận giải 3 tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2013.
Trung tá Nguyễn Khắc Hùng (bên phải), Phân trại Trưởng Trại tạm giam Công an tỉnh họp, phân công nhiệm vụ cho CB, CS trong đơn vị.

Cô giáo “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” ở Mường Bi

(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” do Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức, phần tham luận, trao đổi kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Như Quỳnh, trường THCS Kim Đồng, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) (ảnh) đã thu hút đươc sự quan tâm của nhiều người. Một cô giáo trẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng nhưng ẩn chứa những cố gắng, nỗ lực bền bỉ đáng khâm phục. Không chỉ giỏi việc trường, cô còn thu xếp chăm lo gia đình để mọi việc suôn sẻ, đi vào nền nếp.

Nữ Bí thư chi bộ xuất sắc tiêu biểu

(HBĐT) - 5 năm liền (2008 - 2012), Trần Thị ái Hương, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh luôn giữ vững danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trên cương vị Bí thư chi bộ, chị gương mẫu trong mọi hoạt động; quan tâm phát triển Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; củng cố vai trò lãnh đạo của chi bộ. Trên cương vị Giám đốc, chị luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn của đơn vị, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Nhà nông Việt xuất sắc Hà Văn Cương

(HBĐT) - Anh Hà Văn Cương, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mai Châu (Mai Châu) là đại diện duy nhất của tỉnh ta vừa được vinh dự bình chọn là 1/62 nhà nông Việt xuất sắc năm 2013 do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức.

Chuyện về cô giáo dạy giỏi cấp quốc gia ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lợi vẫn không quên được ngày đầu tiên lên dạy học nơi vùng sông nước xã Tân Dân (năm 1998, nay thuộc huyện Mai Châu). Xóm bản, núi rừng xa vắng, sông nước vời vợi, nhìn về hạ lưu gợi lên những suy nghĩ khó nói thành lời. Chi lẻ gần bờ sông, cách điểm trường chi chính từ vài ba giờ đồng hồ đi thuyền và đi bộ nên cô phải ở lại đó để dạy. Căn nhà và lớp học làm bằng tre, nứa, lá, mưa nắng đã đành, vất vả nhất là khi mùa đông gió bấc thổi kèm hơi nước sông Đà. Cô và trò phải cùng chống chọi những rét mướt để vượt qua những mùa đông...

Cô học trò nghèo và nghị lực vượt khó học giỏi

(HBĐT) - Trong 16 cá nhân tiêu biểu được BTV Huyện ủy Cao Phong khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, em là người khiến chúng tôi ấn tượng hơn cả. Bên cạnh những đồng chí Trưởng, Phó các ban, ngành với bề dày thành tích đã được nhiều người biết đến, em thật giản dị, rụt rè. Em là Bùi Thị Thúy Chiều (ảnh) - cô học trò nghèo mà học giỏi nổi tiếng xã Đông Phong (Cao Phong).

Nhà nông trẻ xuất sắc

(HBĐT) - Là 1 trong 3 thanh niên tiêu biểu của tỉnh ta vinh dự được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2013 dành cho các nhà nông trẻ xuất sắc, anh Bùi Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) không những là người thủ lĩnh Đoàn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu mà anh còn là một ông chủ trang trại trẻ với mô hình nuôi lợn bản địa, gà ri và gà Tam Hoàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục