Chị Bùi Thị Tăm (đứng thứ 2 từ trái sang) tại hội nghị biểu dương PN làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ GĐ 2011 – 2013.
(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tăm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Sào Đông, xã Sào Báy (Kim Bôi), một trong những phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện Kim Bôi được tham gia hội nghị biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2013 của Hội LHPN tỉnh. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ nghề đan dây rừng xuất khẩu của chị thiết thực và hiệu quả tại một vùng quê thuần nông.
Sào Đông là một vùng quê còn nhiều khó khăn. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông, thời gian nông nhàn, nhiều chị em đã phải rời bỏ tổ ấm, đi làm ăn nơi đất khách đầy vất vả, không ít rủi ro, cám dỗ và chị Bùi Thị Tăm cũng là một trong số ấy.
Năm 2001, chị tham gia vào Hội và được chị em phụ nữ tín nhiệm giới thiệu làm chi hội trưởng. Với trách nhiệm, tình cảm của mình, chị luôn đau đáu một điều sẽ tìm cho mình một nghề và công việc phù hợp cho chị em cùng quê để không phải đi làm ăn xa. Trong những buổi sinh hoạt chi hội và quá trình tiếp xúc với chị em, chị nhận thấy những người phụ nữ quê mình rất khéo léo đan lát, thêu thùa giỏi. Nhiều chị, em cũng đã làm giàu từ đôi bàn tay khéo léo của mình. Vậy là đã có những ý tưởng đầu tiên cho lộ trình tìm nghề phù hợp. Hành trình đến với nghề đan dây rừng xuất khẩu được thực hiện khi chị quyết tâm đi đến các làng nghề đan lát xuất khẩu ở Hà Nội để tìm hiểu, liên hệ và quyết định thực hiện ý tưởng.
Với nguồn nguyên liệu sẵn có, phong phú của quê hương như các loại cây: guột, tre, giang mọc ở những vùng đồi thấp, chị Tăm quyết định bắt tay vào đan giỏ hoa bằng dây rừng xuất khẩu. Chị mạnh dạn quyết định nhận hợp đồng làm lô hàng đầu tiên với sự giúp đỡ của một số chị em. Lô hàng thử nghiệm đầu tiên tuy chưa đạt năng suất cao nhưng đã được công ty tiếp nhận về yêu cầu kỹ thuật. Vậy là đủ để chị có thêm quyết tâm nhận những lô hàng tiếp theo.
Thời gian đầu vừa học, vừa làm, mức thu nhập của chị trả cho người lao động chỉ từ 500 – 800.000 đồng/người/tháng nhưng chị em cùng chia sẻ, động viên nhau để ngày càng phát triển. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu thị trường chị Tămluôn tìm tòi, học hỏi cải tiến mẫu mã, làm ra những sản phẩm thủ công đa dạng như: lẵng hoa xinh xắn, những chiếc làn đủ hình thù, kích cỡ, những con thú ngộ nghĩnh…, do đó ngày càng có nhiều đơn đặt hàng từ các nơi tìm đến cơ sản xuất của chị. Cơ sở sản xuất của chị cũng đã thu hút chị em tham gia ngày càng đông hơn. Đến nay, cơ sở sản xuất của chị có 30 lao động với mức thu nhập bình quân từ 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng. Công việc ngày càng thuận lợi, nhờ đó, thu nhập của gia đình cũng tăng lên khoảng 700 triệu đồng/năm.
Ngoài năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, chị Tăm còn là một người cán bộ hội nhiệt tình, gương mẫu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong gia đình, chị luôn sắp xếp công việc chu toàn, nuôi dạy con cái khôn lớn, trưởng thành. Với phương châm “học, học nữa, học mãi”, chị Tăm luôn mong muốn tổ chức Hội và các cấp, ngành tổ chức nhiều hơn nữa các lớp đào tạo nghề, chương trình thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các địa phương và tạo điều kiện về vốn để chị em phụ nữ có nhiều hơn cơ hội tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển bền vững.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Gần như gắn bó cả cuộc đời với nghề quản giáo, trung tá Nguyễn Khắc Hùng, Phân trại trưởng Trại tạm giam - Công an tỉnh thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng phạm trọng tội. Tuy nhiên, khi biết mình mang án tử hình những kẻ hung hăng, hiếu chiến kia trở lại với chính con người thật của mình. Họ sợ hãi, lo lắng, thậm chí không ăn, không ngủ khi cái chết treo lơ lửng. Trách nhiệm của người quản chế như trung tá Hùng là cảm hóa, giáo dục để họ ăn năn, hối cải, đón nhận cái chết một cách êm ái, nhẹ nhàng.
(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” do Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức, phần tham luận, trao đổi kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Như Quỳnh, trường THCS Kim Đồng, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) (ảnh) đã thu hút đươc sự quan tâm của nhiều người. Một cô giáo trẻ, nhẹ nhàng, duyên dáng nhưng ẩn chứa những cố gắng, nỗ lực bền bỉ đáng khâm phục. Không chỉ giỏi việc trường, cô còn thu xếp chăm lo gia đình để mọi việc suôn sẻ, đi vào nền nếp.
(HBĐT) - 5 năm liền (2008 - 2012), Trần Thị ái Hương, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh luôn giữ vững danh hiệu đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trên cương vị Bí thư chi bộ, chị gương mẫu trong mọi hoạt động; quan tâm phát triển Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; củng cố vai trò lãnh đạo của chi bộ. Trên cương vị Giám đốc, chị luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn của đơn vị, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử.
(HBĐT) - Anh Hà Văn Cương, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mai Châu (Mai Châu) là đại diện duy nhất của tỉnh ta vừa được vinh dự bình chọn là 1/62 nhà nông Việt xuất sắc năm 2013 do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức.
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lợi vẫn không quên được ngày đầu tiên lên dạy học nơi vùng sông nước xã Tân Dân (năm 1998, nay thuộc huyện Mai Châu). Xóm bản, núi rừng xa vắng, sông nước vời vợi, nhìn về hạ lưu gợi lên những suy nghĩ khó nói thành lời. Chi lẻ gần bờ sông, cách điểm trường chi chính từ vài ba giờ đồng hồ đi thuyền và đi bộ nên cô phải ở lại đó để dạy. Căn nhà và lớp học làm bằng tre, nứa, lá, mưa nắng đã đành, vất vả nhất là khi mùa đông gió bấc thổi kèm hơi nước sông Đà. Cô và trò phải cùng chống chọi những rét mướt để vượt qua những mùa đông...
(HBĐT) - Trong 16 cá nhân tiêu biểu được BTV Huyện ủy Cao Phong khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, em là người khiến chúng tôi ấn tượng hơn cả. Bên cạnh những đồng chí Trưởng, Phó các ban, ngành với bề dày thành tích đã được nhiều người biết đến, em thật giản dị, rụt rè. Em là Bùi Thị Thúy Chiều (ảnh) - cô học trò nghèo mà học giỏi nổi tiếng xã Đông Phong (Cao Phong).