Nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo bên chiếc chiêng gắn bó với ông từ nhiều năm nay.
(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Nếu ví những ông mo là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường thì những nghệ nhân cồng chiêng cũng được ví như những người “giữ hồn” chiêng Mường. Gắn bó với “nghiệp” cồng chiêng gần 40 năm, nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) là một trong ít những người có kiến thức sâu rộng và ý thức giữ gìn, phát triển loại nhạc cụ độc đáo này trong đời sống hiện đại.
Nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo kể: “Hồi nhỏ, tôi thường theo bố, mế tham gia vào các đội chiêng. Âm sắc của tiếng chiêng Mường thấm vào tôi tự lúc nào không hay...”. Kiến thức mà ông tích lũy được qua thời gian về chiêng Mường không hề nhỏ. Bên cạnh đó, bằng tài cảm thụ âm nhạc dân tộc vốn có, ông đã có nhiều cách pha, cách nhấn riêng tạo bản sắc đặc trưng của vùng đất Mường Thàng. Cầm trên tay chiếc chiêng, ông phấn khởi chia sẻ với chúng tôi về giá trị văn hóa tinh thần của chiêng Mường: Cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống đặc sắc gắn bó với người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Một bộ cồng chiêng hoàn chỉnh có 12 chiếc, chia đều ra làm 3 bộ: chiêng dàm, chiêng bồng, chiêng tlé. Ngoài ý nghĩa âm nhạc, 12 chiếc chiêng còn biểu hiện cho 12 tháng trong năm... Theo quan niệm của người Mường, tiếng chiêng là tiếng của lòng người. Người Mường dùng chiêng trong các dịp lễ, Tết, trong đám cưới, tang ma... Chiêng được dùng trong các phường xắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào dịp đầu năm mới, mừng nhà mới, cho các đoàn đi săn, xuống đồng sản xuất, bảo vệ bản Mường... Những dịp như vậy, khắp núi rừng vang tiếng chiêng rộn rã...
Đến Dũng Phong, tên ông Mẻo không xa lạ với bất kỳ ai. Ông đã từng tham gia tập luyện cho nhiều chương trình trình tấu cồng chiêng có tầm quy mô lớn cả ở huyện và tỉnh như: Lễ công bố quyết định thành lập huyện Cao Phong năm 2002 có sự tham gia của 300 tay chiêng, kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Hòa Bình (đoàn Cao Phong tham gia có 500 tay chiêng) và gần đây nhất là sự tập hợp của 450 tay chiêng trong Đại hội TD -TT huyện năm 2013... Tất cả những chương trình trình tấu cồng chiêng lớn, nhỏ ở Cao Phong đều do ông huy động nhân lực, dàn dựng và luyện tập cùng mọi người. Tính đến nay, ông còn tham gia truyền bá văn hóa cồng chiêng cho hơn 3.000 lượt người (bao gồm cả học sinh các trường học và nhân dân trong và ngoài địa bàn). Ông luôn ý thức rất rõ việc nâng tầm giá trị văn hóa cồng chiêng trong đời sống hiện đại. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu và cái tâm với “nghiệp” cồng chiêng. Hiện, toàn xã Dũng Phong có khoảng hơn 200 chiếc chiêng, trong đó, xóm Bãi Bệ 1, nơi ông sinh sống có số lượng chiêng chiếm gần một nửa. ông nung nấu ý tưởng xây dựng mỗi một xóm có từ 100 chiêng trở lên. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Thanh Bịnh, Trưởng Ban Văn hóa xã chia sẻ: Đây là nguyện vọng của không chỉ ông Mẻo mà của đa số người dân trong xã. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó quan trọng nhất là nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, cần vận động mọi người cùng tham gia, gìn giữ và phát triển. Ông Mẻo đã làm được điều này với số lượng chiêng và nghệ nhân đánh chiêng tăng sau mỗi năm.
Hơn 60 năm tuổi đời, 30 năm tuổi Đảng và gần 40 năm tuổi “nghề”, tình yêu với nhạc cụ cồng chiêng trong con người ông không bao giờ tắt. Được thưởng thức những tiếng chiêng rộn ràng do ông và các thành viên của CLB cồng chiêng chi hội NCT xóm Bãi Bệ 1 thể hiện, chúng tôi như được hòa mình trong không gian của những ngày lễ hội khi tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những cuộc vui hội ngộ của mọi người.
Phạm Minh Tuấn (Đài TT -TH Cao Phong)
(HBĐT) - Ban đầu, chỉ với một chút ít vốn kiến thức về tiếng nói, chữ viết, văn hóa Tày, ông đã ấp ủ ước mơ đem phổ cập cho toàn cộng đồng. Để biến “ước mơ gàn” đó - như ông nói - thành hiện thực, ông giáo làng Lường Đức Chôm (xã Trung Thành, huyện Đà Bắc) đã không quản ngại khó khăn, dành trọn tâm huyết suốt 20 năm cho tìm hiểu, truyền dạy ngôn ngữ - văn hóa dân tộc Tày. Cần mẫn và chuyên tâm đi "gieo" từng hạt mầm trên đá sỏi, những gì ông làm đã có sức lan tỏa diệu kỳ, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị cao quý của văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - 27 tuổi, vừa là cán bộ quản lý nhà văn hóa, vừa là Bí thư chi Đoàn xóm Dến, xã Mai Hịch (Mai Châu), anh Vì Văn Việt, Bí thư chi Đoàn xóm Dến được mọi người biết đến không chỉ là một cán bộ Đoàn tâm huyết, năng nổ mà còn là một tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã.
(HBĐT) - Trong những năm qua, KDC Lâm Hóa I, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp của trưởng khu Dương Toàn Thắng, một người tận tụy, hết mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
(HBĐT) - Gặp cô giáo Quản Mai Thanh, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc - huyện Đà Bắc) trong thời điểm nhà trường mới đón bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ II và được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III. Đây là kết quả của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường với sự phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi.
(HBĐT) - Được Hội Phụ nữ xã Tân Sơn (Mai Châu) giới thiệu, chúng tôi biết đến mô hình phát triển kinh tế của chị Hà Thị Hậu, một người phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm và là tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ thi đua SX-KD giỏi của xã nói riêng, huyện Mai Châu nói chung.
(HBĐT) - Gặp anh Trương Xuân Mạnh, xưởng nguyên liệu lò nung tại Đại hội Công đoàn Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn (KCN Lương Sơn). Ấn tượng về anh - một công nhân cao lớn, gương mặt tươi tắn, ít nói. Anh là công nhân tiêu biểu đại diện cho phân xưởng đi dự Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty.