Lãnh đạo huyện Yên Thuỷ và Báo Hòa Bình tìm hiểu quá trình phát triển vườn dứa trái vụ tại gia đình ông Trịnh Trọng Bình, xóm Bãi Đa (Bảo Hiệu, Yên Thuỷ).
(HBĐT) - Mô hình trồng dứa trái vụ của gia đình ông Trịnh Trọng Bình, ở xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy) đang được đánh giá cao bởi hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với diện tích trên 6 ha, cây dứa trái vụ, loại cây có khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, sản phẩm dễ tiêu thụ và giá bán khá ổn định được gia đình ông Trịnh Trọng Bình duy trì và phát triển từ năm 2001 đến nay đã đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí. Đồng thời, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương theo thời vụ.
Ông Trịnh Trọng Bình cho biết: năm 1990 gia đình ông vào xóm Bãi Đa khai hoang phục hóa được trên 6 ha đất. Những năm đầu, trồng keo, bạch đàn theo dự án PAM. Với chu kỳ từ 6-7 năm hiệu quả trồng rừng thấp khiến ông hết sức trăn trở. Sau nhiều lần đi tham khảo, tìm hiểu, năm 2001 ông quyết định cải tạo một phần diện tích lại đất để trồng thử nghiệm hai giống dứa queen và Cayen. Vừa làm, vừa học hỏi, ông vào vùng dứa Tam Điệp lựa chọn mua cây giống và mời chuyên gia của Nhà máy Đồng Giao trực tiếp giới thiệu, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc tại vườn nhà. Những vụ dứa đầu tiên, tình trạng “Được mùa, mất giá, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, tư thương ép giá, ép cấp”, khiến gia đình ông hết sức chật vật vì đa số vốn đầu tư đều phải vay Ngân hàng. Chính trong thời điểm khó khăn nhất, ông đã nảy sinh ý tưởng trồng dứa trái vụ với suy nghĩ “Hàng hóa khan hiếm ắt bán được giá”. Tự mầy mò, nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng ông Bình đã thành công, vườn dứa của gia đình ông cho thu hoạch vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm, đúng vào thời điểm trên thi trường khan hiếm hoa quả nên giá bán gấp 3-4 lần giống dứa thường lúc chính vụ trước đây.
Đưa chúng tôi đi thăm vườn dứa trái vụ của mình, ông Bình tỏ ra rất tâm đắc: Trước đây, khi trồng dứa chính vụ giá bán chỉ từ 2-3000 đồng/kg, nhiều khi ế ẩm còn phải đổ bỏ. Những năm gần đây, dứa trái vụ được thị trường ưa chuộng, tư thương đến tận vườn mua hàng, giá bán từ 10-13.000 đồng/kg. 1 ha dứa trái vụ có năng suất khoảng 40 tấn, thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí về giống khoảng 42 triệu đồng và công chăm sóc, thu hoạch khoảng 75 triệu đồng, còn lãi được gần 200 triệu đồng/ha. Như vậy, từ khi trồng thành công cây dứa trái vụ, với trên 6 ha, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông đã “tích luỹ” được hơn 1 tỷ đồng. Không chỉ có của ăn, của để, mấy năm gần đây, chiếc Fortuner đã trở thành phương tiện đi lại của ông chủ vườn dứa trái vụ.
Đến thăm vườn dứa trái vụ của gia đình ông Trịnh Trọng Bình, Bí thư Huyện uỷ Yên Thuỷ Bùi Trung Kiên cho rằng: Đây thực sự là mô hình cần được rút kinh nghiệm để từng bước nhân rộng. Bởi trong thực tế Yên thuỷ là huyện rất khó khăn về nguồn nước, năng xuất và sản lượng các loại cây trồng thường xuyện bị ảnh hưởng lớn do tình trạng hạn hán. Trong giai đoạn tới, cơ cấu GRDP ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1/6 GDP, song đây lại là nguồn thu chính của hơn người dân sinh sống khu vực nông thôn chiếm tới 70% cơ cấu dân số. Vì vậy, để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh chính trị thì việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ hiện đại hóa ngành nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng với các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Yên Thuỷ”.
Đức Phượng
(HBĐT) - Vượt qua những mất mát, đau thương của chiến tranh và trở về với cuộc sống đời thường, Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai ở xóm Đội 5, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đã sống trong tình yêu thương của đồng đội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kiên cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.
(HBĐT) - Không chỉ vì ông là một đảng viên gương mẫu, gia đình luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương, mà còn là một trong những điển hình tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, đưa cây con giống mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Đó là đảng viên Nguyễn Hữu Duyệt ở xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
(HBĐT) - Năm 2010, Văn Nghĩa - xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn có 53% hộ thuộc diện nghèo. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 27%; đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Đóng góp vào sự chuyển biến tích cực này có phần đóng góp ý nghĩa của đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.
(HBĐT) - Trải qua nhiều vị trí công tác, từ chiến sỹ cảnh sát hình sự, phó đội trưởng, đội trưởng đội điều tra hướng dẫn án xâm phạm nhân thân, Phó trưởng phòng PC45- Công an tỉnh và nay là Trưởng Công an TPHB, thiếu tá Bùi Việt Hùng luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực học hỏi trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đoàn kết cùng đồng chí, đồng đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Đó là câu chuyện bền bỉ vượt khó của ông Đinh Văn Lưng, trưởng thôn xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) với mô hình sản xuất gạch bi. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm như hiện nay, ít ai biết rằng, trước đó ông và gia đình đã trải qua thời kỳ thiếu thốn trăm bề. Ấy thế mà, bằng sự nhanh nhạy, ham học hỏi và ý chí quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, ông đã gặt hái được những thành quả xứng đáng.
(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.