Ngoài bốc thuốc chữa bệnh bà Thảo còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.

Ngoài bốc thuốc chữa bệnh bà Thảo còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.

(HBĐT) - Từ bốn đời nay gia đình bà Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn làm nghề bốc thuốc nam. Ban đầu là những bài thuốc do cụ nội của bà Thảo trong quá trình bốc thuốc cho các bệnh nhân đã tự mày mò nghiên cứu ra.

 

Nhưng để bài thuốc này phát huy hết công dụng, phải nhắc đến công lao của ông nội bà Thảo là cụ Trần Văn Lẫm đã sáng tạo thêm từ những kinh nghiệm cha mình để lại. Trước khi mất cụ đã kịp truyền lại bài thuốc bí truyền này cho cha bà là lương y Trần Trường Sơn. Khi lớn lên, thấy bà có năng khiếu lại ham thích nghề này cha bà đã phá lệ mà truyền lại cho con gái. Dù là bài thuốc gia truyền nhưng bà Thảo cũng không hề ngần ngại mà chia sẻ với khách về phương pháp chữa bệnh của mình. Bởi bà cho rằng: Chữa bệnh để giúp đời, giúp người chứ không phải để kinh doanh vụ lợi. Nếu người thầy thuốc đặt đồng tiền lên trên tất cả thì khó chữa nổi bệnh và bệnh nhân chỉ đến một lần.

 

Bà Thảo cho hay: Những cây thuốc này được mọc hoang trong rừng nên thường xuyên chịu đựng thời tiết khắc nghiệt để tồn tại vì trong các thân, rễ cây rừng đó có kháng chất. Việc sử dụng các loại cây rừng vào các thang thuốc cũng là một cách chiết xuất những kháng chất bổ sung cho cơ thể người chống lại bệnh tật. Xung quanh chúng ta là một rừng thuốc và việc sử dụng rừng thuốc đó để chữa bệnh là cái tài, cái duyên của người thầy thuốc. Để chữa được bệnh thì người thầy thuốc phải xác định rõ bệnh nhân mắc bệnh gì, mức độ mắc bệnh ra sao để có cách chữa bệnh tùy cơ địa và mức độ bệnh nặng nhẹ của từng người. Mỗi thang thuốc có tác dụng khác nhau qua các chu kỳ chữa bệnh.

 

Với cách chữa tận tình, trị bệnh tận gốc nên nhiều năm nay bà Thảo đã được nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh biết đến. Nhiều người ở xa đến khám một lần rồi bà tự gửi thuốc. Trung bình mỗi năm bà khám, chữa, bốc thuốc từ 400-500 bệnh nhân chủ yếu là bệnh vô sinh và thấp khớp. Anh Trần Văn Quyền, 35 tuổi, ở đội 4, xã Đồng Luận, Thanh Thuỷ, Phú Thọ cho biết: Trước đây vợ chồng tôi lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Đi chữa mãi cũng không được. Lúc đó gặp bà Thảo thì gia đình tôi kinh tế cũng đã kiệt quệ. Nhờ có bà giúp đỡ tiền thuốc nên tôi chữa khỏi bệnh. Giờ cả nhà tôi coi lang y Thảo như người mẹ sinh ra lần thứ hai.

 

Anh Bùi Văn Sơn ở xã Tân Minh, huyện Đà Bắc cho biết: Hai năm trước tôi cũng bị thấp khớp năng không đi lại được. Gia đình tôi xuống tận nhà bà Thảo để chữa. Do bệnh nặng khó khăn trong việc đi lại nên tôi ở lại già đình bà Thảo. Dù biết tôi khó khăn về kinh tế nhưng bà đã tận tình chữa bệnh, tạo điều kiện ăn ở sinh hoạt như trong gia đình. Tôi mong muốn đất nước mình có nhiều thầy thuốc tốt như thế.

 

 

 

 

 

                                                                                   Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác

Nhà nông Phạm Văn Cường với cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ có thể ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng.
Ông Nguyễn Hữu Liệp chăm sóc vườn bưởi chuẩn bị cho ra quả năm đầu.
Lãnh đạo huyện Yên Thuỷ và Báo Hòa Bình tìm hiểu quá trình phát triển vườn dứa trái vụ tại gia đình ông Trịnh Trọng Bình, xóm Bãi Đa (Bảo Hiệu, Yên Thuỷ).
Gia đình ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi kết hợp trồng trọt đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.

Tân sinh viên vùng cao vượt khó

(HBĐT) - Dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt hiền, giọng nói nhẹ nhàng, đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp cô bé Bùi Thị Huệ. Em vừa đỗ vào ngành Luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội với 26,25 điểm trong đợt thi tuyển sinh vào đại học vừa qua. Huệ là một trong những học sinh tiêu biểu được Hội Khuyến học tỉnh tuyên dương trong lễ tuyên dương học sinh đạt kết quả cao kỳ thi tuyển sinh 2015.

Vươn lên từ quá khứ lỗi lầm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm trang trại của anh Đinh Đức Thuận, xóm Mận, Xã Phong Phú, huyện Tân Lạc vào một ngày thu tháng 9. Trước mặt chúng tôi là những cây cam, cây bưởi đang ra hoa kết trái chờ ngày thu hoạch. Ít ai biết rằng, ông chủ của trang trại này từng có một thời lầm lỗi.

Nữ trưởng thôn “thắp lửa” phong trào Chung sức xây dựng NTM

(HBĐT) - Đó là chị Bùi Thị Dung, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn kiêm Trưởng ban phát triển về Chương trình MTQG xây dựng NTM thôn Bùi Trám, xã Hoà Sơn (Lương Sơn). Trong suốt 8 năm đảm nhận trọng trách trưởng thôn, chị được nhân dân toàn thôn tín nhiệm, nhiều phần việc khác do dân giao phó cũng được chị hoàn thành xuất sắc.

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

(HBĐT) - Vượt qua những mất mát, đau thương của chiến tranh và trở về với cuộc sống đời thường, Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai ở xóm Đội 5, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đã sống trong tình yêu thương của đồng đội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kiên cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.

Người đảng viên tiên phong trong phát triển kinh tế hộ gia đình

(HBĐT) - Không chỉ vì ông là một đảng viên gương mẫu, gia đình luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương, mà còn là một trong những điển hình tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, đưa cây con giống mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Đó là đảng viên Nguyễn Hữu Duyệt ở xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Chủ tịch UBND xã thành công với mô hình trồng cây lấy hạt

(HBĐT) - Năm 2010, Văn Nghĩa - xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn có 53% hộ thuộc diện nghèo. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 27%; đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Đóng góp vào sự chuyển biến tích cực này có phần đóng góp ý nghĩa của đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục