Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, 5 năm qua (2019-2024), huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo. Trong đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án Hỗ trợ phát triên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Từ các chương trình, dự án giảm nghèo hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân xã Thu Phong (Cao Phong) có thêm nguồn lực phát triển chăn nuôi bò sinh sản, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.
Trong 5 năm, huyện đã phê duyệt 14 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại cộng đồng với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Trong đó, 5 dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản; 1 dự án chăn nuôi dê sinh sản; 6 dự án chăn nuôi lợn sinh sản; 2 dự án chăn nuôi gà, vịt thương phẩm; có 633 hộ dân được hưởng lợi gồm: 308 hộ nghèo, 282 hộ cận nghèo, 17 hộ mới thoát nghèo, 8 hộ có người khuyết tật và 18 hộ làm kinh tế giỏi.
Thông qua các mô hình, dự án từng bước cải thiện điều kiện sống, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện. Đã có 135 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021 - 2024 bình quân 1,48%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cao Phong lần thứ III, năm 2019.
T.H
Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.
Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.
Nhằm mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công mây tre đan, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên, năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thành Công, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thành lập. Trong quá trình hoạt động, HTX triển khai hiệu quả mô hình "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, sản phẩm dệt thổ cẩm, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường”.
Đến xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy), ấn tượng đầu tiên là công trình nhà văn hóa khang trang, đầy đủ tiện ích. Trên lộ trình đưa xã Phú Lai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm 2023, thiết chế văn hóa quan trọng này được đầu tư nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp nên có diện mạo hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu là nơi tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng.
Những năm qua, báo chí đã khẳng định vai trò là phương tiện thông tin, tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, xa, còn nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 là 255.341 triệu đồng.