Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).
Vườn cây cảnh của gia đình ông Nguyễn Văn Điền, xóm Suối Sếu A là một trong những mô hình tiêu biểu trong phong trào xây dựng vườn mẫu tại xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).
Việc phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng tại vườn mẫu của ông Nguyễn Văn Điền đảm bảo thân thiện với môi trường.
Kinh doanh cây cảnh đã hơn 30 năm, bởi vậy ông Điền có nhiều kinh nghiệm để quy hoạch, cải tạo diện tích vườn của gia đình đảm bảo theo 5 tiêu chí của vườn mẫu. Ông Điền chia sẻ: Cùng với sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ phòng chuyên môn địa phương, toàn bộ khu vườn gần 2.000 m2 của gia đình được phân thành các khu vực, có đường đi thuận tiện cho việc chăm sóc cây, có hàng rào bằng cây xanh được cắt tỉa công phu. Giữa vườn xây 1 hồ vừa để nuôi cá, vừa tạo cảnh quan, mang lại không gian mát mẻ, thư thái. Để giảm công lao động, gia đình lắp hệ thống tưới bán tự động toàn bộ các khu vực trồng cây.
Đến nay, trong vườn cây cảnh của ông trồng nhiều loại cây như: si, tùng La Hán, nguyệt quế, lan hồ điệp, hoa hồng, hoa giấy… Cây cảnh được đầu tư về giá thể và ang chậu, áp dụng các biện pháp chiết ghép giúp cây nhanh ra rễ, sớm phát chồi. Việc phòng trừ sâu bệnh đảm bảo thân thiện với môi trường; chủ yếu là các chế phẩm được tạo ra từ nguồn gốc sinh học, treo tấm kính dính ruồi vàng, bẫy côn trùng...
Cùng với đó, trên diện tích trồng nhãn, ông Điền thực hiện chăm sóc theo hướng hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây. Khu vực chăn nuôi gà và gia súc được xây dựng phía sau vườn, cách xa khu nhà ở để không ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của gia đình. Nhờ cải tạo vườn tạp, xây dựng thành vườn mẫu, gia đình ông đã từng bước nâng cao thu nhập. Bình quân mỗi năm, thu nhập của gia đình ông Điền từ kinh doanh cây cảnh, ao cá và đàn gia cầm, gia súc... đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng. Các sản phẩm của gia đình được tiêu thụ qua thị trường với khách hàng là những người có đam mê sinh vật cảnh, người tiêu dùng thông thái về sản phẩm ngon, sạch. Vườn cây cảnh của gia đình ông còn tạo nguồn giống phong phú, chất lượng để đáp ứng nhu cầu của những người đam mê sinh vật cảnh trong và ngoài xã, góp phần cải tạo vườn nhà, làm đẹp khuôn viên các công trình công cộng, đường khu dân cư.
Đồng chí Hoàng Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch cho biết: Ngoài tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, việc xây dựng các vườn mẫu còn tạo được tính lan tỏa trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện cho các hộ dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, còn đảm bảo cảnh quan môi trường, mang lại tính thẩm mỹ cao, tạo hình ảnh vùng quê NTM trù phú, tươi đẹp. Bởi vậy, tiếp tục nỗ lực phát huy và giữ vững các tiêu chí NTM, nhân rộng những mô hình vườn mẫu, đặc biệt là trong các vùng đông người dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền xã phát động phong trào thi đua, cử cán bộ về từng xóm để trực tiếp hỗ trợ người dân. Thường xuyên tuyên truyền những gương điển hình, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để người dân tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Qua đó, tạo niềm tin, khí thế cho phong trào, khơi dậy nội lực trong Nhân dân.
Hải Đăng
Với điều kiện kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích duy trì một số ngành nghề truyền thống. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được đẩy mạnh thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huy động các nguồn lực chăm lo đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Thành Sơn là xã đặc biệt khó khăn được sáp nhập từ 3 xã vùng cao của huyện Mai Châu. Xã cơ bản là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 60%, dân tộc Mường chiếm hơn 30%. Thực hiện chính sách dân tộc, trong 2 năm qua, Thành Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đồng bào dân tộc nơi đây tiếp cận giống, vốn, khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, ổn định kinh tế.
Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.
Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.
Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.
Nhằm mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công mây tre đan, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên, năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thành Công, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thành lập. Trong quá trình hoạt động, HTX triển khai hiệu quả mô hình "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, sản phẩm dệt thổ cẩm, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường”.