(HBĐT) - Xã Đú Sáng (Kim Bôi) hiện có khoảng 240 hộ với 960 nhân khẩu là người dân tộc Dao, chiếm 20% dân số toàn xã; sinh sống tập trung ở 4 xóm: Suối Thản, Suối Chuộn, Suối Mí và Chuộn òm (Chằm Rong). Trước đây, vì tập quán du canh, du cư đã cản trở phát triển KT-XH của người Dao. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người Dao hiện nay đã có nhiều khởi sắc.
Ngoài phát triển nông - lâm nghiệp, nhiều hộ người Dao xóm Suối Thản, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đầu tư trồng mía để tăng thu nhập.
Cùng cán bộ UBND xã Đú Sáng, chúng tôi đến thăm ông Triệu Phúc Quang, 79 tuổi, người có uy tín trong cộng đồng người Dao tại xã Đú Sáng. ông Quang chia sẻ: “Từ những năm 1990 trở về trước, người Dao sống với tập quán du canh, du cư. Người dân sinh sống chủ yếu tại các quả đồi để làm nương rẫy. Sau 2- 3 năm, đất bạc màu, người dân lại kéo nhau sang quả đồi khác làm kinh tế. Hình thức canh tác này đã dẫn đến việc phá rừng làm nương, đất trống, đồi trọc. Thời điểm đó, tảo hôn cũng là vấn đề nóng. Cứ 10 cặp vợ chồng thì có đến 3- 4 cặp tảo hôn, trung bình nam 17 tuổi và nữ 16 tuổi. Ngoài ra, cũng vì du canh, du cư nên khi kết hôn, các cặp vợ chồng người Dao không đến UBND xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn”.
Ông Quang cho biết thêm: Vì không ở cố định nên đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng bào Dao rất khó khăn. Đa phần người dân sống trong điều kiện không có điện, đường, không có nước sạch, đời sống thiếu thốn đủ thứ.
Trước thực trạng trên, Nhà nước đề ra chủ trương tích cực tuyên truyền người Dao định canh, định cư để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Ngày 15/1/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 02 (NĐ số 2/CP) về việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình sản xuất, phát triển kinh tế. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ tái định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ người dân. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất để người dân hoàn tất thủ tục cấp đất ở và đất sản xuất. Tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông - lâm nghiệp để nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, thời gian đầu thực hiện chủ trương giao khoán đất cho các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn bởi người Dao nơi đây chưa tin tưởng vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. ông Triệu Văn Hoa ở xóm Suối Thản, một trong những hộ gia đình tiên phong nhận khoán đất lâm nghiệp chia sẻ: “Khi thực hiện chủ trương giao khoán đất nông nghiệp, nhiều hộ trong xã không tham gia vì sợ nhận khoán đất phải nộp thuế cao. Gia đình tôi mạnh dạn nhận khoán để có đất canh tác phát triển kinh tế. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ các hộ tiên phong, nhiều hộ người Dao đã tham gia nhận khoán đất để trồng rừng, góp phần XĐ-GN”.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thanh Sướt, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: “Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước bằng những chính sách hỗ trợ thiết thực, đến nay, cộng đồng người Dao ở xã đã chuyển sinh sống tại các vùng thấp, ven đường liên thôn, xóm để thuận tiện sinh hoạt và phát triển kinh tế. Những năm gần đây, người Dao phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, trong đó trồng rừng là thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, để nâng cao thu nhập, các hộ nhạy bén trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, 100% hộ có nước sinh hoạt và điện sử dụng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 25%. Thu nhập bình quân đạt 14 triệu đồng/người/năm. Người dân nơi đây đã có điều kiện cho con em đi học. Nhiều hộ xây dựng nhà cửa khang trang.
Về văn hóa - xã hội, đồng bào người Dao xã Đú Sáng tích cực tham gia phong trào VH-VN, TD-TT. 90% hộ đạt gia đình văn hoá, trong đó, xóm Suối Thản được công nhận Làng văn hoá. Tình trạng tảo hôn được chấm dứt, các cặp vợ chồng khi kết hôn đã đến cơ quan chức năng làm đúng thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định.
Người Dao xã Đú Sáng đã có cuộc sống mới. Tuy nhiên, họ không đánh mất những giá trị truyền thống của dân tộc. Hiện nay, các vật dụng, tiếng nói, chữ viết vẫn được sử dụng rộng rãi. Phong tục đám chay, lễ cấp sắc trưởng thành cho nam giới vẫn được người dân tổ chức nhằm nhắc nhở, đề cao vai trò, vị trí của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Đây là những nét đẹp truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của đồng bào người Dao cần được giữ gìn và phát huy.
Đức Anh
Để tránh giá lạnh của mùa đông, hiện nay, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Lạng Sơn đang tranh thủ thu hoạch củ gừng. Vụ gừng năm nay, ở các địa phương trong tỉnh đều tăng cả diện tích và sản lượng nhưng lại phải " khóc", vì gừng cay, giá cả bèo bọt, giá một kg củ gừng tươi chỉ từ bốn đến năm nghìn đồng.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Oanh (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết, người lao động phát hiện bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thì hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cần các giấy tờ gì?
(HBĐT) - Ngày 21/11, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà bia ghi tên liệt sỹ xã Nam Phong.
(HBĐT) - Năm 2014 - 2015, bản người Dao Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) là điểm “nóng” về tình trạng xuất cảnh lao động “chui”. Với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là hệ thống dân vận cơ sở, hiện bản không còn tình trạng trên. Bà con đã nói không với xuất cảnh lao động trái phép.
Theo TS Nguyễn Văn Thanh, phải đặt ra cơ chế cụ thể để truy trách nhiệm những người tham nhũng quyền lực khi họ còn đương chức.
(HBĐT) - Đầu những năm 1990, không ít bà con ở một số xã của huyện Đà Bắc đã thực hiện cuộc “Tây Nguyên tiến” với khát vọng tìm được “miền đất hứa” thuận lợi làm ăn kinh tế. Sau hơn 20 năm rời quê hương lập nghiệp, cuộc sống của những người con Hòa Bình xa quê ngày nào giờ đã đủ đầy, ấm no. Ra đi trong thuở hàn vi nhưng qua bao thăng trầm, giữa người ở lại quê hương và người đi vẫn keo sơn một tình máu mủ... Câu chuyện về chuyến xe Hào Lý (Hòa Bình) - Ngọc Hồi (Kon Tum) là minh chứng sợi dây thắt chặt cho tình nghĩa đó.