Cán bộ BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh tuyên truyền chính sách BHXH cho các tiểu thương ở chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình).
Lúc đó, nhân viên BHXH khuyên tôi không nên rút vì còn trẻ, có thể bảo lưu để sau này chuyển đến công ty khác làm việc, hoặc khi điều kiện kinh tế khá có thể đóng nối để sau này có lương hưu. Do suy nghĩ không được thấu đáo nên đã quyết định nhận BHXH 1 lần. Chứng kiến nhiều cảnh đời khi về già không có lương hưu, cuộc sống cơ cực nên khi được nhân viên BHXH tư vấn, tôi đã đăng ký tham gia bảo hiểm tự nguyện với mức đóng gần 1 triệu đồng/tháng, để về già có lương hưu và thẻ BHYT.
Dưới góc độ tâm lý, khi một người được hưởng lương hưu, lúc về già sẽ có cảm giác thoải mái, vui vẻ vì có thể tự mình trang trải chi phí cuộc sống, không phải phụ thuộc hay trở thành gánh nặng cho gia đình, con cháu. Chị Hằng là 1 trong 252 người đã tham gia trong ngày đầu tiên BHXH Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện (tháng 5/2020), với chủ đề "Chính sách BHXH - điểm tựa an sinh của người lao động và Nhân dân”. Trong tháng hành động, tập trung truyền thông về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, đặc biệt nhấn mạnh về quyền, lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện.
Đồng chí Nguyễn Duy Thường, Trưởng Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH tỉnh) cho biết: Những năm gần đây, trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh chọn giải pháp chủ yếu là phối hợp với Bưu điện, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội ở các xã, thị trấn tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp chính sách BHXH, BHYT. Đến thời điểm này, đây được xem là một kênh hiệu quả nhất để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên, vừa qua, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hạn chế tập trung đông người, ngành BHXH và Bưu điện tỉnh đã thay đổi chính sách tuyên truyền, nhằm giữ được nhịp độ phát triển đối tượng, bảo đảm hoàn thành kế hoạch được giao, với phương châm "đến từng nhà, gặp từng người” để tuyên truyền chính sách và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
BHXH tự nguyện thể hiện chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng và bảo đảm an sinh xã hội. Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng, khi đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi đời (lương hưu được điều chỉnh tăng hàng năm); được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng; không phải đóng tiền nhưng vẫn được cấp thẻ BHYT với mức thanh toán đến 95% chi phí khám, chữa bệnh; nhân thân được nhận chế độ tử tuất, mai táng phí…
Từ năm 2018, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia dựa trên mức chuẩn nghèo nông thôn theo các mốc: 30% với người nghèo, 25% với người cận nghèo và 10% với đối tượng khác. Sự hỗ trợ này đã góp phần tăng thêm tính hấp dẫn đối với người dân. Ngoài ra, tùy theo mỗi địa phương cũng có mức hỗ trợ thêm cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đối với Nhà nước và xã hội, việc tham gia BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng giúp giảm bớt áp lực, gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc bảo đảm các chính sách an sinh xã hội về lâu dài.
Việt Lâm