(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ KT - XH và dự toán NSNN năm 2020. Theo đó, các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
 


3 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất CN – TTCN của TP Hòa Bìnhướcđạt1.738 tỷ đồng,sovớicùng kỳ năm 2019 tăng13,5%. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành CN - XD của tỉnh. (Ảnh chụp tại Công ty TNHH xây dựng Đà Giang, phường Thống Nhất)

Đối mặt với khó khăn, thách thức

Tuy nhiên, do tác động rất lớn từ dịch bệnh Covid - 19, trong nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng đã xuất hiện dấu hiệu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển KT - XH. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện "mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SX-KD, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân... đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế được dồn lực thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.


Những năm qua, huyện Cao Phong đã mở rộng vùng sản xuất cây ăn quả có múi, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. (Ảnh: Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao Phong thăm mô hình trồng cam VietGAP của công ty).

Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVI đã thông qua Nghị quyết số 206/NQ-HĐND, ngày 10/12/2019 về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2020 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 9,5%; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,9%; dịch vụ tăng 7,9%, thuế sản phẩm tăng 7%.

Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nên ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ KT - XH và dự toán NSNN năm 2020. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo tỉnh được giao nhiệm vụ, có trách nhiệm chỉ đạo từng dự án trọng điểm đã sát sao với cơ sở, địa bàn, kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Từ đó, tình hình KT - XH của tỉnh ổn định và phát triển. Một số ngành có kết quả khá, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, CN - TTCN, dịch vụ công... Điển hình như 3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 2.210 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,6%; giá trị sản xuất ước đạt 10.555 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.

Những gam màu sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh là rõ nét. Song thực tế cho thấy, tỉnh đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất  trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trong quý I/2020, hoạt động xuất, nhập khẩu chịu tác động khá lớn do dịch bệnh Covid-19. Riêng kim ngạch xuất khẩu giảm 1,41%, kim ngạch nhập khẩu giảm 10,43% do việc kiểm tra y tế rất chặt chẽ ở cả 2 đầu các cửa khẩu. Đặc biệt liên quan đến nhập khẩu nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng lớn. Toàn tỉnh có 45 DN hoạt động xuất khẩu, trong đó 31 DN liên quan đến xuất khẩu với Trung Quốc, Hàn Quốc, do vậy, việc nhập nguyên liệu đầu vào gặp nhiều trở ngại. Đến thời điểm này, hoạt động của các cửa khẩu được thông quan cơ bản nhưng chưa thể trở lại bình thường. Nhằm giúp DN, ngành Công Thương đã có tất cả văn bản của Sở Công Thương các tỉnh có cửa khẩu như Lạng Sơn, Quảng Ninh gửi đơn vị xuất, nhập khẩu cập nhật thông tin hàng ngày, hàng tuần để làm sao hoạt động thông quan phối hợp đảm bảo thời gian.

Cũng liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh chia sẻ: Dự kiến đầu tháng 4 sẽ có 11 dự án đi vào SX-KD trong các KCN. Song hầu hết các dự án này đã chuyển sang quý III mới có thể hoạt động. Lý do chính là có những nhà máy đã lắp đặt xong, nhưng không có chuyên gia đến chuyển giao công nghệ. Có những nhà máy không có thiết bị nhập về để kịp thời lắp đặt. Nếu sang quý III mới lắp đặt thiết bị thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc đi vào sản xuất theo kế hoạch của năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 790 triệu USD, riêng trong các KCN đã đạt hơn 600 triệu USD. Song hiện tại, hoạt động của các DN rất khó khăn. KCN Lương Sơn giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động, thì riêng với 4 DN xuất khẩu lớn nhất ở đây đã có khoảng 10.000 lao động. Tuy nhiên, như Công ty TNHH HNT ViNa trong tháng 3 đã phải cho mỗi công nhân nghỉ luân phiên 10 ngày. Hay như Công ty Esquel với 5.000 lao động, thị trường xuất khẩu chính là châu Âu nhưng đến nay đã đóng băng. Các đơn hàng xuất ra giảm tới 30%, trong bối cảnh như hiện tại, công ty dự kiến tới tháng 6 mới quay lại ổn định sản xuất. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh. Hiện nay, các DN phải hoạt động cầm cự để giữ chân công nhân và góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nỗ lực không để công nhân mất việc làm.

Từ khó khăn về nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, nhất là các ngành may mặc, điện tử... dự báo sẽ tác động không nhỏ đến tình hình SX-KD của các DN trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo trong thời gian tới. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid - 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực du lịch, kinh doanh dịch vụ. Minh chứng rõ nét là trong 3 tháng qua, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh chỉ đạt khoảng 560 nghìn lượt, giảm tới 45,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 380 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm trước.

Do dịch bệnh tác động đến các ngành kinh tế là một trong những nguyên nhân chính khiến số thu NSNN của tỉnh đạt thấp. Theo thông tin từ Cục Thuế tỉnh, trong quý I/2020, tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 770 tỷ đồng, chỉ bằng 18% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 16% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Từ thực tế phát triển KT - XH cho thấy, trong quý I, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 6,62%; trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,65%, CN-XD tăng 9,99%; dịch vụ tăng 4,78%; thuế sản phẩm tăng 3,34%.

Quyết tâm vượt khó đạt mục tiêu tăng trưởng

Năm 2020, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,5%, tương ứng với giá trị tăng thêm (giá so sánh) 32.802 tỷ đồng là rất khó khăn. Bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành dịch vụ, nhất là ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải kho bãi, nghệ thuật, vui chơi, giải trí... dự kiến giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước, và ngành dịch vụ dự báo sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm nay.  

Để bù đắp cho sự sụt giảm của ngành dịch vụ, đảm bảo tăng trưởng cả năm đạt kế hoạch đề ra, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã đề xuất giải pháp đạt "mục tiêu kép" phát triển KT - XH và phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, UBND tỉnh đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cho từng quý, yêu cầu tập trung cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác. Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 11, ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SX - KD, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Tập trung cải cách hành chính (CCHC) thực chất hơn nữa, giảm bớt thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, DN. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh...

Trao đổi về các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Muốn đạt được mục tiêu đề ra thì nhất thiết phải tăng cường giải ngân trong xây dựng đầu tư công. Hiện, vấn đề này vướng nhất là các khâu về trình tự thủ tục đầu tư, giải pháp CCHC. Các  sở, ngành, chủ đầu tư phối hợp với nhau còn mất nhiều thời gian. Một số đơn vị thi công chậm, năng lực hạn chế nên thường những tháng đầu năm giải ngân rất thấp. Thực tế trong 3 tháng đầu năm nay mới đạt trên 305 tỷ đồng, chỉ bằng 8% kế hoạch vốn giao. Do vậy, sự phối hợp để giải quyết các thủ tục hành chính, các khâu chuẩn bị đầu tư phải được tăng cường chỉ đạo. Các sở, ngành chức năng tập trung chỉ đạo sát hơn bộ phận chuyên môn đối với vấn đề này. Cùng với đó, công tác GPMB các dự án cần chỉ đạo quyết liệt hơn, kể cả đối với đầu tư công và các dự án đầu tư ngoài NSNN. Vì vậy phải rà soát, thống kê, đánh giá lại vấn đề đầu tư ngoài ngân sách. Đây sẽ là nội dung góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của tỉnh được tốt hơn.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, chi tiết để thực hiện thu tiền sử dụng đất trong năm 2020. Tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong GPMB để bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án đầu tư công, dự án phát triển KT - XH thuộc diện thu hồi đất giao cho nhà đầu tư. Rà soát, xử lý các dự án lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất chậm triển khai; nghiên cứu, đề xuất giải pháp triển khai đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm đẩy nhanh tiến độ thu NSNN.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm chất lượng công trình. Chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho nhà thầu, đặc biệt là vướng mắc về mặt bằng thi công, đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công. Đồng thời kịp thời cung cấp thông tin chính thống, công khai, minh bạch, khách quan về kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, nhằm ổn định tâm lý cho các nhà đầu tư, DN để đẩy mạnh SX - KD...

 Hoàng Nga

Tập trung rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thời giải ngân

Bùi Văn Đức Giám đốc Sở Tài chính

Đến hết quý I/2020, thu NSNN trên địa bàn tỉnh chỉ đạt hơn 50% so với kế hoạch của quý đề ra là 1.300 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, và liên quan đến hồ sơ thủ tục đầu năm các đơn vị triển khai chưa kịp thời; nguồn nước về hồ Hòa Bình thấp, sản lượng điện sụt giảm mạnh,chủ trương giãn thuế của Thủ tướng Chính phủ do tác động của dịch bệnh. Do vậy, để đạt chỉ tiêu thu NSNN 5.000 tỷ đồng trong năm nay là hết sức khó khăn. Từ thực tế này, Sở Tài chính đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các ngành rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã triển khai để kịp thời giải ngân. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, UBND các huyện, thành phố, cũng như giao cho con người, thời gian cụ thể để triển khai thì mới hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm nay là 9,5%.

Bên cạnh đó, khi tỉnh có chủ trương giúp DN gặp khó khăn vay vốn với lãi suất thấp nhất,Sở Tài chính sẽ tổng hợp DN đề xuất hỗ trợ, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, giao cho các DN vay vốn ngân hàng thương mại và tỉnh sẽ có phương án hỗ trợ lãi suất.

Chú trọng tăng chất lượng dịch vụ du lịch

Bùi Thị Niềm Giám đốc Sở VH-TT&DL

 

Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất lớn đến phát triển KT - XH, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ, du lịch, văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh. Sau Tết Nguyên đán Canh Tý, tất cả các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, tập trung đông người liên quan đến đón khách du lịch đến với tỉnh đều dừng tổ chức. Do vậy, cả lượng khách và doanh thu ngành du lịch đều giảm mạnh so với cùng kỳ.

Trước thực tế này, Sở VH-TT&DL đã tham mưu Ban chỉ đạo du lịch tỉnh, phối hợp với Hiệp hội Du lịch họp bàn giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp hoạt động cơ sở lưu trú. Trong đó, tập trung vào phát triển chất lượng dịch vụ du lịch để đạt được mục tiêu tổng doanh thu về du lịch. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần quan tâm củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm du lịch mới; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng nghề du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện đón du khách trở lại sau khi dịch bệnh kết thúc.

 

 



Các tin khác


Chủ động ứng phó với diễn biến bất thường, phức tạp của thiên tai

(HBĐT) - Theo nhận định xu thế thời tiết thủy văn năm 2020 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong năm nay có khả năng xuất hiện từ 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó khoảng 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, khoảng 2 - 4 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh Hòa Bình. Tuy số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) nhưng cần đề phòng khả năng xuất hiện những cơn bão mạnh và có quỹ đạo phức tạp. Đặc biệt, đối với tỉnh cần đề phòng khi thời tiết chuyển mùa, nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, sét, tố lốc, mưa đá trên phạm vi toàn tỉnh.

"Bão công nghệ" ảnh hưởng trẻ em - cần sự tỉnh ngộ của chính phụ huynh

(HBĐT) - Điện thoại thông minh, máy tính bảng, smart tivi… với đủ loại ứng dụng, chương trình hấp dẫn, có thể thấy cơn bão công nghệ đang hiện hữu khắp nơi, tác động mạnh mẽ đến đời sống, trong đó có cả trẻ em. Tuy nhiên, thay vì mang lại nhiều thông tin hữu ích, cơn bão công nghệ đang để lại những hệ lụy khôn lường khi "cướp” đi thời gian, thậm chí cả cuộc đời của trẻ.

Vì một mùa lễ hội vui tươi, an toàn

(HBĐT) - Mỗi độ xuân về, cùng với không khí tưng bừng đón Tết đến, xuân sang, các địa phương cũng sẵn sàng đón mùa lễ hội. Các ngành chức năng của tỉnh đã, đang nhập cuộc để có một mùa lễ hội thực sự vui tươi, an toàn, tôn vinh và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

(HBĐT) - Theo quy luật của thị trường, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, nhất là đối với nhóm hàng thực phẩm. Thời điểm này, diễn biến nguồn cung hàng hóa và giá cả là vấn đề người dân quan tâm. Đây cũng là lúc cần phát huy cao nhất vai trò của các ngành chức năng trong công tác bình ổn thị trường.

Cấp bách thúc đẩy tiêu thụ, giải phóng vùng mía đường nguyên liệu

(HBĐT) - Diện tích mía đường nguyên liệu của tỉnh đã đến thời vụ thu hoạch kể từ tháng 11. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, người trồng mía nguyên liệu ở các địa phương lại lần nữa bất an về tình hình tiêu thụ, giá cả. Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng nghìn hộ dân. Các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp đang cùng vào cuộc với vai trò thúc đẩy.

Cải tạo vườn tạp - thêm sức mạnh cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, khoảng 12.380 ha vườn tạp trên địa bàn tỉnh cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.350 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều diện tích được cải tạo để thâm canh các loại cây ăn quả đã mang lại nguồn thu từ 400 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đây là những con số ấn tượng cho thấy hiệu quả vượt trội của cải tạo vườn tạp (CTVT) - một định hướng đột phá giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng sức mạnh cho người nông dân và củng cố những giá trị bền vững để toàn tỉnh xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục