Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).
Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.
Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.
Cách đây không lâu, bà Bùi Thị Dự ở xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong) tham gia lớp học nghề nuôi gà thả vườn. Gia đình có vườn rộng, đồi rừng và đất bãi nên sau khi hoàn thành khóa học, bà đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm. Từ ngày mở rộng quy mô đàn gà lên gần 100 con, ngoài nuôi với mục đích bán gà thịt, bà Dự được thu 20 - 30 quả trứng gà thương phẩm mỗi ngày. Kinh tế của gia đình bà nhờ nguồn sinh kế này đã được cải thiện và ổn định hơn trước.
Những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm của kênh Trung ương Đoàn (vốn 120), nhiều thanh niên trong tỉnh đã có cơ hội được vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, vươn lên phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương.
Thời gian qua, bối cảnh kinh tế khó khăn đã tác động không nhỏ đến tình hình việc làm của người lao động. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dù cố gắng nhưng phải tiếp tục cắt giảm lao động vì thiếu đơn đặt hàng.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh hoạt động khá ổn định. Hầu hết DN đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, có sự tăng trưởng về doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cách đây 8 năm, anh Quách Văn Thông (SN 1994) ở xóm Cơi, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) mạnh dạn đăng ký đi làm việc tại thị trường Đài Loan theo con đường chính ngạch. Tại đây, anh tiếp xúc và gắn bó với công việc lắp ráp linh kiện điện tử. Ngoài tiền lương, thưởng, anh được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi đối với công nhân từ doanh nghiệp.
(HBĐT) - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hòa Bình hiện có gần 6.300 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 cơ sở Đoàn trực thuộc. Xác định vai trò quan trọng của lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), những năm qua, Thành Đoàn Hòa Bình quan tâm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh...
(HBĐT) - Với những thuận lợi như tại huyện có khu công nghiệp, trên địa bàn có gần 40 doanh nghiệp đang hoạt động, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thực hiện và phát huy tốt hiệu quả chương trình giải quyết việc làm cho lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chiếm trên 90%.
Tiểu dự án 3 – Dự án 4: Hỗ trợ việc làm bền vững
(HBĐT) - Thời gian qua, Hợp tác xã Dịch vụ và Phát triển nông lâm nghiệp nông thôn Tùng Dương, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc (HTX Tùng Dương) triển khai hiệu quả mô hình "Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Tiểu dự án 3 - Dự án 4: Hỗ trợ việc làm bền vững
(HBĐT) - Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động - XKLĐ) được Đảng, Nhà nước thúc đẩy nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Cùng với các địa phương trong huyện và tỉnh, người trong độ tuổi lao động của xã Hợp Phong (Cao Phong) đang nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia chương trình.
(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động tại huyện Yên Thủy đạt được kết quả quan trọng. Bên cạnh việc làm trong các ngành nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương, một bộ phận lao động nông thôn, chủ yếu là lao động trẻ tích cực tham gia thị trường việc làm trong nước, ngoài nước.
(HBDDT) - Cách đây ít năm, chị Bùi Thị Phưởng, hội viên nghèo chi hội xóm Chiềng Vang 1, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn phụ nữ khởi nghiệp. Gia đình chị đầu tư vào con giống, xây chuồng trại, thức ăn chăn nuôi ban đầu để từng bước phát triển quy mô đàn gia cầm.
(HBĐT) - Nhà máy may Hồ Gươm của Tập đoàn Hồ Gươm được xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Hiện nay, nhà máy có quy mô 10 dây chuyền sản xuất với khoảng 500 lao động tham gia.