(HBĐT) - Lương Sơn là huyện vùng thấp của tỉnh, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Toàn huyện hiện có 19 xã và 1 thị trấn; dân số có gần 100 ngàn nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 66,4%, dân tộc Kinh chiếm 32%, dân tộc Dao chiếm 1,14%, còn lại là dân tộc khác…

 

Địa hình Lương Sơn có độ dốc nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 250 m. Lương Sơn vừa mang tính chất đặc trưng của miền núi, vừa mang tính chất của đồng bằng. Tổng diện tích tự nhiên của Lương Sơn hiện nay trên 36, 48 ngàn ha, trong đó, đất lâm nghiệp hơn 18, 73 ngàn ha, chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Huyện cũng có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều so với các xã…  

Với lợi thế gần thị trường tiêu thụ lớn là Thủ đô Hà Nội, sản xuất rau hữu cơ đang được đầu tư và phát triển ở huyện Lương Sơn. ảnh: Một điểm trồng rau hữu cơ ở xã Thành Lập.

Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ cho thấy, người Mường, người Kinh từ rất lâu đã là chủ nhân của vùng đất Lương Sơn nhưng chủ yếu vẫn là dân tộc Mường với một nền văn hóa mang đậm sắc thái truyền thống góp phần tạo nên nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Với sự vận động kiến tạo các địa tầng vỏ trái đất cùng với bàn tay của con người đã tạo cho Lương Sơn nhiều hang động và các di tích văn hoá như động Đá Bạc (xã Liên Sơn), di tích hang Tằm (xã Lâm Sơn); quần thể di tích lịch sử hang Chổ, hang núi Sáng, động Mãn Nguyện (xóm Cao, xã Cao Răm) có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và tham quan về một nền văn hoá tiền sử nổi tiếng: Văn hóa Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) xếp hạng là di tích quốc gia. Quần thể di tích thuộc xã Cao Răm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Một số di tích là đền, đình, miếu ở một số nơi trong huyện cũng được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh…  

Lương Sơn có lịch sử hình thành từ lâu đời. Dưới triều Nguyễn, vùng đất Lương Sơn được gọi là Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây gồm 7 tổng, 49 xã, thôn. Tháng 11/1880, triều Nguyễn quyết định sáp nhập Mỹ Lương và Chương Mỹ thành đạo Mỹ Đức thuộc Hà Nội. Năm 1886, tỉnh Mường được thành lập, đạo Mỹ Đức giải thể, huyện Mỹ Lương được sáp nhập vào tỉnh Mường và đổi tên thành phủ Lương Sơn gồm 6 tổng. Sau này, phủ Lương Sơn được đổi tên thành châu Lương Sơn gồm 5 tổng và 19 xã. Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta bãi bỏ cấp tổng và cho phép sáp nhập một số xã, lúc đó, Lương Sơn có 14 xã. Ngày 17/4/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 153/TTg tách huyện Lương Sơn thành 2 huyện Lương Sơn và Kim Bôi. Sau những thay đổi, các xã chuyển đến, chuyển đi, từ tháng 9/2009, huyện Lương Sơn ổn định địa giới hành chính với 20 xã, thị trấn.  

Cùng với nét đặc sắc của văn hóa, Lương Sơn còn là miền quê có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các cuộc đấu tranh chống giặc phương Bắc, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ghi nhận sự tham gia tích cực của người dân Lương Sơn. Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lương Sơn cùng với cả nước khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi (ngày 26/8/1945).  

Trải qua 2 cuộc kháng chiến và công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, huyện đã có 8.111 lượt người nhập ngũ. Toàn huyện có 616 liệt sĩ, 517 thương binh, thanh niên xung phong. Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, nhân dân và LLVT huyện Lương Sơn và các xã Cư Yên, Tân Vinh, Nhuận Trạch, thị trấn Lương Sơn, Cao Thắng, Hợp Hòa đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 21 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 1 cá nhân được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân (liệt sĩ Bùi Xuân Tiếp, xã Liên Sơn)…  

Đảng bộ huyện Lương Sơn đã trải qua 25 kỳ đại hội và khẳng định rõ nét vai trò lãnh đạo trong sự phát triển toàn diện của huyện. Trong 5 nhiệm kỳ gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức khá. Nếu nhiệm kỳ 2000 - 2005, mức tăng trưởng 10,5% thì ở nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã lên  tới 16,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dần từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 6 triệu đồng /người, đến năm 2015 lên tới 38 triệu đồng. Nhiều nhà máy, doanh nghiệp trong KCN đã được đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất. Phong trào thi đua “Lương Sơn chung sức xây dựng NTM” được nhân dân, các đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp… hưởng ứng. Đến nay, 5 xã đã đạt 19/19 tiêu chí NTM.  

Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế, lĩnh vực VH -XH của huyện cũng đạt được kết quả tốt. Hệ thống giáo dục được quan tâm, phát triển; hiện huyện có 22 trường chuẩn quốc gia. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%. Toàn huyện hiện có 2.072 thuê bao điện thoại cố định, 68.152 thuê bao điện thoại di động; số hộ sử dụng In -tơ-nét chiếm 21,6%; tỷ lệ người dân sử dụng In -tơ-nét chiếm 40,3%. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 1,65%, đến năm 2015 còn 4,75%.  

Trong giai đoạn tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Lương Sơn tiếp tục có nhiều giải pháp mạnh mẽ trong phát trển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh phát triển vùng trung tâm huyện. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nâng cao chất lượng GD &ĐT; ứng dụng có hiệu quả thành tựu KH -KT, công nghệ. Khuyến khích tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Huyện Lương Sơn đang nỗ lực phấn đấu để trở thành vùng kinh tế năng động, sáng tạo của tỉnh, là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh, xây dựng vùng trung tâm huyện sớm trở thành đô thị loại IV.

 

                                                                 Bùi Văn (TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

85 tác giả tham gia Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về Xét tặng giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016.

Lan tỏa phong trào thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh

(HBĐT) - Hướng tới Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 và Văn bản số 1197/UBND-NC ngày 21/9/2015 về tổ chức phong trào thi đua, phát động phong trào thi đua với chủ đề “Thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp trong công tác, lao động sản xuất và học tập góp phần vào sự nghiệp phát triển KT -XH trên địa bàn tỉnh”. Những nội dung, giải pháp thi đua cụ thể được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT -XH tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thời gian thi đua từ ngày 1/10/2015 - 31/9/2016. Thời gian qua, phong trào đã có sức lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và đạt được những hiệu quả thiết thực.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm

(HBĐT) - Trong 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, lực lượng Công an trong tỉnh đã nỗ lực đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo ổn định chính trị và sự bình yên của nhân dân; TTATXH được giữ vững, không có điểm nóng và xảy ra đột xuất bất ngờ, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm hình sự và tai - tệ nạn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển rộng khắp, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH của tỉnh.

Bài 21: Trang phục dân tộc của phụ nữ Hòa Bình

(HBĐT) - Cùng với ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), kiến trúc nhà cửa, ẩm thực, nét phong tục, tập quán, lễ hội, đời sống văn hóa tinh thần… thì trang phục dân tộc đã làm nên nét bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nhìn trang phục những người phụ nữ có thể nhận ra sắc màu các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… Với sự đa dạng và phong phú đó, trong các hội, lễ tết, niềm vui của mọi người dân được nhân lên rất nhiều khi nhìn thấy những sắc màu, kiểu cách, trang phục của các chị, các em…

Bài 20: Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường

(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh đến nay, phát huy truyền thống vẻ vang, LLVT tỉnh ta không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu chủ yếu của tỉnh trong 1/4 thế kỷ qua.

 Bài 20: Các món ăn ngon, nét ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách thập phương bởi cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và những con người thân thiện, hiếu khách. Nơi đây còn nổi tiếng bởi nền “Văn hóa Hòa Bình” được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến cùng sự đa dạng, phong phú của đời sống văn hóa các dân tộc Hòa Bình như Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, Mông…Hòa Bình được biết đến khi còn là “thủ phủ” của các món ăn lạ, độc đáo, có sức hút đối với du khách thập phương. ở một góc độ nào đó, ẩm thực các dân tộc ở Hòa Bình đã được nâng lên tầm văn hóa ẩm thực. Tại các lễ hội, ngày tết hay những ngày có ý nghĩa đối với dòng họ, thôn, bản hay gia đình, các món ăn đặc sản được dịp biện lễ tạo được dấu ấn tốt đối với du khách…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục