(HBĐT) - Cùng với ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), kiến trúc nhà cửa, ẩm thực, nét phong tục, tập quán, lễ hội, đời sống văn hóa tinh thần… thì trang phục dân tộc đã làm nên nét bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nhìn trang phục những người phụ nữ có thể nhận ra sắc màu các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… Với sự đa dạng và phong phú đó, trong các hội, lễ tết, niềm vui của mọi người dân được nhân lên rất nhiều khi nhìn thấy những sắc màu, kiểu cách, trang phục của các chị, các em…
Học sinh Trường PT DTNT THCS Lạc Sơn sớm được nhà trường hướng tới các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường, trong đó, biết được nét hay, nét đẹp của trang phục phụ nữ Mường.
Trang phục phụ nữ Mường gồm áo, váy, khăn đội đầu cùng các đồ trang sức kèm theo. áo phụ nữ Mường có 2 loại (áo ngắn và áo dài). áo ngắn mặc ngoài (phát âm gọi là áo Pắn). áo ngắn là áo mặc thường ngày của phụ nữ. áo may ngắn thân, xẻ ngực, thường không có khuy. Cổ áo tròn, ống tay dài tới mu bàn tay và bó sát cánh tay. Trước đây, phụ nữ Mường mặc với các màu chủ đạo là màu trắng và màu gụ, nay sắc màu đa dạng, rực rỡ hơn, nhất là dịp hội hè, lễ tết. áo mặc bó sát lấy thân người, không có khuy nên để lộ phần cạp váy trước ngực và chiếc yếm bó sát lấy ngực, vừa kín đáo, nền nã nhưng lại gợi cảm. áo dài thường được mặc tiếp khách hay đi lễ hội. áo dài may tới đầu gối. Yếm mặc bên trong áo ngắn, may hình vuông, cạnh trên có khoét tròn và ôm khít cổ, có may dây để buộc sau gáy. 2 cạnh bên có may dây để buộc ra sau lưng.
Với váy của người phụ nữ Mường, đặc trưng nhất là chiếc cạp váy. Theo phó giáo sư Từ Chi thì hoa văn trên cạp váy của phụ nữ Mường về cơ bản như hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn. Váy của phụ nữ được chia thành 2 phần chính: phần thân trên, từ ngang hông trở lên gọi là cạp váy. Phần thân dưới từ tiếp giáp với cạp váy đến gấu váy gọi là thân váy. Phần trên cùng, người Mường gọi là rang trên, có hoa văn trang trí là hoa văn hình học (hình thoi, hình vuông) có chiều rộng 20 cm. Tiếp theo là rang dưới, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền màu đen với hoa văn hình động vật như con rồng, hươu, công, phượng…có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Phần cuối cùng của cạp váy nối với thân váy gọi là cao. Cao váy rộng 10-15 cm được dệt các sọc màu, mỗi sọc to, nhỏ khác nhau. Thân váy được khâu nối với phần cạp (đầu váy) rồi khâu thành hình ống to gấp đôi thân người. Thân váy chủ yếu được dùng màu đen hoặc xanh đen.
Đi đôi với váy là bộ “tênh” hay có nơi gọi là “đênh”. Tênh được làm bằng vải đũi màu xanh hay màu vàng dài hơn sải tay, khâu nối 2 đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy làm nổi eo người mặc. Bộ xà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước, nổi với hộp “ốc đào” và chùm vuốt hổ bọc bạc…
Màu sắc của bộ trang phục phụ nữ Mường tuy không quá rực rỡ nhưng vẫn đạt tới sự trang nhã, tinh tế một vẻ đẹp riêng mang đậm tính cách, tâm hồn người phụ nữ Mường: chân thành, mộc mạc, không ồn ào nhưng tươi vui, đằm thắm, thân thiện. Chính điều đó tạo cho người phụ nữ Mường nét duyên dáng, sự tự tin và niềm tự hào mỗi khi mang trang phục của dân tộc mình.
áo của phụ nữ Thái cũng có 2 loại áo ngắn và áo dài. áo ngắn là chiếc áo mặc thường ngày của người phụ nữ có cổ tròn viền nhỏ xẻ 2 bên vai để chui đầu khi mặc áo. Thân áo dài khoảng 20-30 cm. Khi mặc, áo bỏ vào phía trong cạp váy. áo dài của phụ nữ Thái may quá đầu gối, xẻ ngực, không cài khuy, không xẻ tà, màu đen hoặc màu xanh chàm. áo dài thường mặc bên ngoài cho ấm. Phụ nữ Thái còn có khăn chít đầu, cùng các đồ trang sức đẹp như xà tích, vòng bạc đeo cổ và đeo cổ tay, khuyên tai...
Trang phục phụ nữ Tày (người Tày-Thái) gồm có áo, yếm, váy, khăn đội đầu, khăn thắt lưng. Riêng áo có 3 loại: áo ngắn, áo ngắn xẻ ngực không cài khuy và áo dài. Với áo ngắn có nét độc đáo: gấu áo dài ngang thắt lưng, cổ áo tròn, xẻ ngực, từ cổ áo xuống đến cạp váy có đính 2 hàng khuy bạc hình đôi bướm hoặc hình con ve sầu. áo ngắn thường bố trí khuy lẻ đôi.
ở Hoà Bình, người Dao có 2 ngành: Dao đeo tiền và Dao quần chẹt. Vì thế trang phục của phụ nữ Dao khá đa dạng. Trang phục của phụ nữ Dao quần chẹt gồm áo dài, khăn đội đầu, quần (may chít ống bó sát bắp chân quần chẹt bằng vải mộc màu đen), xà cạp (có màu trắng, cuốn từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài trùm lên gấu quần chẹt, các mép chồng xếp lên nhau, được giữ chặt bằng sợi vải màu đen…)…Trang phục của phụ nữ Dao đeo tiền cũng khá cầu kỳ và độc đáo (sau lưng áo có 6 đồng tiền nối với nhau bằng sợi chỉ đỏ thành những dây từ cổ áo buông xuống sau lưng). Gắn bó với phụ nữ Dao là chiếc túi lưới, vòng cổ, vòng cổ tay, hoa tai…
Trang phục của phụ nữ Mông ở Hang Kia, Pà Cò không khác nhiều so với trang phục người Mông ở các tỉnh phía Bắc (áo, váy, đồ trang sức…). Váy phụ nữ Mông có hình nón, gấp nếp dày, trên nhỏ, dưới xoè rộng, không may thành chiếc mà may thành một tấm vải hình vành khăn hở. Khi mặc quấn váy quanh eo, dùng dây vải buộc chặt. ở bên ngoài phía trước, mặc một chiếc tạp dề rộng khoảng 30 cm, dài hơn váy khoảng 15 cm. Tạp dề có 2 dải rộng 10 cm buộc phía sau thắt lưng, đầu của 2 dải buông xuống tới gấu váy. Màu chàm, màu xanh, đỏ cũng là màu chủ đạo trong trang phục của phụ nữ Mông…
Trang phục của phụ nữ các dân tộc ngày càng được cải tiến phù hợp với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày. Hiện nay, như đồng bào Mường, việc mặc trang phục dân tộc có phần giảm hơn so với trước đây nhưng vào các ngày lễ tết, ngày hội, việc mặc trang phục vẫn được coi trọng. Một số nơi trong tỉnh, các cấp ủy, chính quyền đã khuyến khích nhằm khôi phục trang phục dân tộc. Đây là điều hết sức cần thiết và nên làm trong tiến trình hội nhập hôm nay.
(Còn nữa)
Bài 22: Độc đáo các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc Hoà Bình
Bùi Văn (TH)
(HBĐT) - Đồng chí Trần Thị Quy, Phó trưởng phòng Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng huyện Kỳ Sơn cho biết: Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành Kế hoạch số 110 ngày 6/10/2015 và Công văn số 885 ngày 9/10/2015 về việc phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và kỷ niệm 125 năm thành lập huyện với chủ đề “Thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp trong công tác, lao động sản xuất và học tập góp phần vào sự nghiệp phát triển KT -XH trên địa bàn huyện”. Phong trào thi đua đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nhiệt tình hưởng ứng, tạo khí thế thi đua mới trong lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển KT -XH.
(HBĐT) - Địa vực cư trú chủ yếu của người Mường Hòa Bình là ven các thung lũng, chân núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt. Người Mường sống quần cư thành từng làng, bản. Bản Mường truyền thống không nằm trên đường cái lớn. Mỗi làng, bản của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng…
(HBĐT) - Trong 25 năm tái lập tỉnh, để khai thác những tiềm năng, lợi thế rất lớn về du lịch, tỉnh ta đã nỗ lực quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch... Nhờ vậy, du lịch tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, mức tăng trưởng về số khách những năm qua đạt bình quân 20%/năm, doanh thu du lịch đạt cao và duy trì ổn định.
(HBĐT) - Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng đặc biệt. Những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kỳ vĩ.
(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Từ bao đời, cộng đồng các dân tộc Hòa Bình, đặc biệt là người Mường có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa. Lễ hội các dân tộc nơi đây gắn liền với những đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân tồn tại ở đây từ lâu đời. Điều đó đã làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần và trong bản sắc văn hóa Hòa Bình; mang đậm các tín ngưỡng dân gian và biểu hiện rõ sự giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu có sức sống trường tồn cùng thời gian, tiếp tục được các thế hệ hôm nay lưu truyền, phát huy…