(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh đến nay, phát huy truyền thống vẻ vang, LLVT tỉnh ta không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu chủ yếu của tỉnh trong 1/4 thế kỷ qua.

 

Một trong những kết quả nổi bật là LLVT tỉnh thực hiện tốt việc tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương kịp thời có chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nền QPTD gắn với nền ANND, xây dựng tỉnh  và các huyện, thành phố thành khu vực phòng thủ (KVPT) ngày càng vững chắc, trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc giữ vững ổn định chính trị, TTATXH  nhiều năm qua, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.  

Công tác giáo dục QP-AN cho các tầng lớp nhân dân được thực hiện tích cực, thường xuyên, hiệu quả. Bồi dưỡng kiến thức QP-AN được tổ chức nề nếp, 100% cán bộ, đảng viên thuộc các đối tượng của các nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp được bồi dưỡng, 100% nhà trường trung phổ thông, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh được học chương trình giáo dục QP-AN . Chất lượng học tập ngày càng được nâng lên, đã tạo được sự  đồng thuận, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân về nền QPTD, ANND. Hiệu lực lãnh đạo, năng lực quản lý, chức năng làm tham mưu về QP-AN của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể được nâng lên, góp phần phòng, chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.  

LLVT tỉnh luôn duy trì nghiêm chế độ SSCĐ, góp phần bảo vệ an toàn tuyệt đối trong các dịp diễn ra các sự kiện chính trị lớn của địa phương, các ngày kỷ niệm lớn của Đảng, của đất nước và của địa phương, dịp lễ, tết... Bên cạnh đó, LLVT tỉnh luôn   nòng cốt, đi đầu trong phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Tiêu biểu như huy động lực lượng giúp 130 hộ dân thuộc 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn, huyện Mai Châu di rời khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới; chỉ đạo các lực lượng tham gia có hiệu quả việc chữa cháy rừng tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy và chống vỡ đập hồ Vưng tại xã Đông Lai, huyện Tân Lạc; tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tại trong đợt mưa lũ tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy...  

Công tác huấn luyện thường xuyên được đổi mới toàn diện. Quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Cơ bản - thiết thực - vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, theo nhiệm vụ, sát với đối tượng, địa bàn tác chiến, khu vực phòng thủ. Huấn luyện cho LLVT của tỉnh sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị có trong biên chế và các loại vũ khí, trang bị mới, khi được tăng cường; cơ động lực lượng, phương tiện linh hoạt; giỏi tác chiến độc lập, nâng cao khả năng tác chiến khi được tăng cường binh khí kỹ thuật, hiệp đồng binh chủng, tác chiến trong KVPT... Kết quả huấn luyện hằng năm 100% đạt yêu cầu, có 75% trở lên khá, giỏi.  

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, LLVT tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo và tổ chức thành công 3 cuộc diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, 1 cuộc diễn tập Đội điều trị dự bị động viên làm điểm cho Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế, 35 cuộc diễn tập KVPT cấp huyện, 840 lượt diễn tập chiến đấu trị an xã, phường, thị trấn, chỉ đạo 10 sở, ngành của tỉnh diễn tập bảo đảm KVPT. Diễn tập gắn với động viên toàn dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, qua đó đã làm mới, tu bổ và sửa chữa nâng cấp 1.324,7 km đường GTNT, bê tông hóa 113 km kênh mương và xây dựng được 140 công trình nước sạch với tổng trị giá 332,51 tỷ đồng.  

 Với đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, LLVT tỉnh phối hợp với các cấp, ngành và toàn dân đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, chính sách hậu phương quân đội, chính sách xã hội. Phụng dưỡng 11 Mẹ Việt Nam Anh hùng; báo tử liệt sĩ cho 41 đối tượng, tổ chức đón và truy điệu 14 hài cốt liệt sĩ, giám định thương binh cho 407 đồng chí; xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” được trên 1,2 tỷ đồng, phối hợp thăm, tổ chức tặng quà đối tượng chính sách với số tiền trên 1 tỷ đồng/năm; xây dựng được 61 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, tổng trị giá trên 7,1 tỷ đồng; hoàn thành chi trả trợ cấp một lần cho 39.406 đối tượng chính sách tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền đã chi trả trên 136,7 tỷ đồng và có 89 đồng chí được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.  

Tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, LLVT tỉnh đã tặng 150 sổ tiết kiệm, hỗ trợ 28 con trâu, bò và giống, vốn, công cụ sản xuất trị giá 94,5 triệu đồng cho 190 hộ gia đình chính sách; các cơ quan, đơn vị lập hòm tiết kiệm quyên góp ủng hộ người nghèo được trên 300 triệu đồng, mua gạo tặng người nghèo; phát động phong trào 1.000 bộ quần áo cho người nghèo quyên góp được 4.431 bộ tặng các gia đình chính sách ở vùng khó khăn; phong trào tổ chức Đảng, đảng viên giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, đã có 62 em học sinh được các cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu đến hết bậc THPT; phong trào “Đồng hành cùng các em đến trường” đã quyên góp trao tặng 171 xe đạp, 1 xe lăn, 8 quạt điện, 8 góc học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; đào tạo, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ được trên 7.000 đồng chí; tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt đối tượng chính sách.  

Triển khai hiệu quả 4 đề tài, 6 đề án, dự án, trong đó, nổi bật là Đề án tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thành viên triển khai thực hiện tốt Đề án “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu” (Gọi tắt là Đề án 03). Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án xây dựng mô hình làng bản văn hoá - quốc phòng ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ tỉnh, đến nay đã xây dựng thành công 18 xóm, làng trên địa bàn tỉnh, được ghi nhận, đánh giá cao. ((Còn nữa)

 

                                               Vũ Tùng (TH)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bài 19: Làng bản và nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số Hòa Bình

(HBĐT) - Địa vực cư trú chủ yếu của người Mường Hòa Bình là ven các thung lũng, chân núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt. Người Mường sống quần cư thành từng làng, bản. Bản Mường truyền thống không nằm trên đường cái lớn. Mỗi làng, bản của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng…

Bài 18: Du lịch có nhiều khởi sắc

(HBĐT) - Trong 25 năm tái lập tỉnh, để khai thác những tiềm năng, lợi thế rất lớn về du lịch, tỉnh ta đã nỗ lực quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch... Nhờ vậy, du lịch tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, mức tăng trưởng về số khách những năm qua đạt bình quân 20%/năm, doanh thu du lịch đạt cao và duy trì ổn định.

Bài 18: Các di tích lịch sử và danh thắng Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng đặc biệt. Những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kỳ vĩ.

 Bài 16: Sự nghiệp văn hóa được chăm lo phát triển

(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bài 17: Đôi nét về những lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Từ bao đời, cộng đồng các dân tộc Hòa Bình, đặc biệt là người Mường có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa. Lễ hội các dân tộc nơi đây gắn liền với những đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân tồn tại ở đây từ lâu đời. Điều đó đã làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần và trong bản sắc văn hóa Hòa Bình; mang đậm các tín ngưỡng dân gian và biểu hiện rõ sự giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu có sức sống trường tồn cùng thời gian, tiếp tục được các thế hệ hôm nay lưu truyền, phát huy…

 Bài 16: Hòa Bình thời kỳ hợp nhất với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình (1976 - 1991)

(HBĐT) - Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình được hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngay sau khi được Trung ương chỉ định, Ban Tỉnh ủy Hà Sơn Bình đã mở hội nghị lần thứ nhất (3/1976), kịp thời đề ra nghị quyết về phát triển KT-VH năm 1976. Trong không khí mới, Tỉnh ủy và nhân dân Hà Sơn Bình hăng hái thi đua lao động sản xuất nhằm đạt được nhiều thành tựu trong phát triển, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Có thể nói, những năm đầu tách tỉnh, tuy hậu quả chiến tranh còn nặng nề lại gặp thiên tai nặng nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh nhà đều nỗ lực phấn đấu vươn lên…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục