Trả lời: Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất bởi: Theo quy định của Hiến pháp nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật, thành quy định chung mang tính chất bắt buộc, phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện ở các mặt sau:
- Quốc hội là cơ quan nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
- Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước.
- Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.
P. BĐ- TL (TH)
(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).
(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).
(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:
(HBĐT) - Về Quốc hội (Chương V): Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của QH cơ bản được giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
(HBĐT) - Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV): Trên cơ sở những nội dung và bố cục của Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làm nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, QP-AN và đối ngoại.