(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 03 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Theo đó, cuộc bầu cử lần này là sự kiện chính trị to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng được tổ chức trong thời điểm cả nước nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI với những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuộc bầu cử là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để bầu ra những người đại biểu ưu tú đại diện cho nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; bầu ra các đại biểu đại diện cho nhân dân ở địa phương tại HĐND cấp tỉnh, huyện, xã – cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Để cuộc bầu cử thật sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm thể hiện được không khí ngày hội của toàn dân, đạt được những yêu cầu theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Báo Hòa Bình, Đài PT – TH tỉnh, các cơ quan liên quan có kế hoạch chủ đạo triển khai cụ thể và hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử. Cục Thống kê tỉnh cung cấp số liệu dân số đến ngày 31/12/2015 của từng huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để làm căn cứ tính số tính số lượng ĐBQH và số lượng đại biểu HĐND các cấp ở mỗi đơn vị hành chính. Sở GTVT, Sở TT&TT có kế hoạch triển khai cụ thể nhằm đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình chuẩn bị, tổ chức bầu cử, đặc biệt trước và trong ngày bầu cử 22/5/2016. Bộ CHQS và Công an tỉnh có phương án triển khai lực lượng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Sở Tài chính bố trí kinh phí phục vụ kịp thời cuộc bầu cử, hướng dẫn việc lập dự toán, quyết toán và kiểm tra việc sử dụng kinh phí bầu cử. Sở NN&PTNT, Sở y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng các phương an chủ động phối hợp với các tình huống thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử. Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan tham mưu hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu QH và HĐND các cấp. Sở Nội vụ là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh trong tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cuộc bầu cử, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử. UBND cấp huyện, xã phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định, tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đại biểu quốc hội và HĐND theo đúng quy định của pháp luật. UBND các cấp chuẩn bị các điều kiện về vật chất và phương tiện kỹ thuật phujc vụ bầu cử, có biện pháp giữ gìn ANTT ở địa phương và các điểm bỏ phiếu. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc bầu cử.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử., kịp thời báo cáo UBND tỉnh theo tiến độ triển khai từng giai đoạn của cuộc bầu cử.
P.V ( T.H)
Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở T.Ư và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).
(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).
(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:
(HBĐT) - Về Quốc hội (Chương V): Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của QH cơ bản được giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.