(HBĐT) - Hỏi: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có những quyền cơ bản nào?

 

Trả lời: ĐBQH có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. ĐBQH được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật. ĐBQH có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của Quốc hội.

 

ĐBQH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

 

ĐBQH có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tổ chức phiên họp kín, phiên họp bất thường của QH và kiến nghị những vấn đề khác mà ĐBQH thấy cần thiết. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. ĐBQH có quyền tham dự kỳ họp HĐND các cấp nơi mình được bầu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý Nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân và các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm.

                       

 

                                                             PBĐ - TL (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

Về Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước (Chương X): Để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập vào Chương X, gồm Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở T.Ư và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo số báo trước)

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục