(HBĐT) - Ngày 26/2/2016, thay mặt Ủy ban Bầu cử tỉnh, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh đã ký ban hành Công bố số 12/CB-UBBC về việc ấn định số lượng, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu HĐND tỉnh được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Nội dung chính như sau:

 

 1. Số lượng đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bầu là 61 đại biểu.  

2. Số lượng đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 là 14 đơn vị.  

3. Danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử như sau:

3.1. Thành phố Hòa Bình có 02 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 1:  Được bầu 04 đại biểu; có 08 xã, phường (gồm các xã: Trung Minh, Sủ Ngòi, Dân Chủ, Thống Nhất và các phường: Đồng Tiến, Phương Lâm, Thái Bình, Chăm Mát).

 

- Đơn vị bầu cử số 2: Được bầu 04 đại biểu; có 07 xã, phường (gồm các xã: Thái Thịnh, Yên Mông, Hòa Bình và các phường: Tân Hòa, Hữu Nghị, Thịnh Lang, Tân Thịnh).

 

3.2. Huyện Lạc Sơn có 02 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 3: Được bầu 03 đại biểu; có 14 xã (gồm: Mỹ Thành, Văn Nghĩa, Nhân Nghĩa, Quý Hoà, Tuân Đạo, Tân Lập, Miền Đồi, Văn Sơn, Xuất Hoá, Thượng Cốc, Phúc Tuy, Phú Lương, Chí Đạo, Chí Thiện).

 

- Đơn vị bầu cử số 4: Được bầu 04 đại biểu; có 15 xã, thị trấn (gồm các xã: Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Định Cư, Hương Nhượng, Yên Phú, Bình Hẻm, Liên Vũ, Tân Mỹ, ân Nghĩa, Yên Nghiệp, Bình Chân, Bình Cảng, Vũ Lâm và thị trấn Vụ Bản).

 

3.3. Huyện Kim Bôi có 02 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 5: Được bầu 03 đại biểu; có 15 (gồm xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật Sơn, Sơn Thuỷ, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Hợp Đồng, Thượng Tiến, Hạ Bì, Trung Bì, Thượng Bì).

 

- Đơn vị bầu cử số 6: Được bầu 03 đại biểu; có 13 xã, thị trấn (gồm các xã: Kim Bôi, Kim Tiến, Kim Bình, Kim Truy, Cuối Hạ, Hợp Kim, Kim Sơn, Lập Chiệng, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hoà, Nuông Dăm và thị trấn Bo).

 

3.4. Huyện Lương Sơn có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 7: Có 20 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

 

3.5. Huyện Tân Lạc có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 8: Có 24 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

3.6. Huyện Yên Thủy có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 9: Có 13 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

 

3.7. Huyện Lạc Thủy có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 10: Có 15 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

 

3.8. Huyện Mai Châu có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 11: Có 23 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

 

3.9. Huyện Đà Bắc có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 12: Có 20 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

 

3.10. Huyện Cao Phong có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 13: có 13 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

 

3.11. Huyện Kỳ Sơn có 01 đơn vị bầu cử:

 

- Đơn vị bầu cử số 14: Có 10 xã, thị trấn; được bầu 05 đại biểu.

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021

(HBĐT) - Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ngày 16/2/2016 của UB MTTQ tỉnh về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, BCĐ công tác bầu cử tỉnh đã có Kết luận số 03, ngày 19/2/2016 về việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

Về Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước (Chương X): Để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập vào Chương X, gồm Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở T.Ư và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo số báo trước)

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục