Hỏi: Đại biểu HĐND có những quyền gì?

 

Trả lời: Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn.

 

Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của HĐND và kiến nghị những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.

 

Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết, kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

 

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

                       

 

                                                                   PBĐ-TL (TH)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hỏi đáp về Bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

(HBĐT) - Ngày Bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được ấn định vào ngày Chủ nhật (22/5/2016). Để phục vụ các tổ chức phụ trách Bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri, ngiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội của pháp luật về Bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND, Báo Hòa Bình xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung hỏi, đáp về cuộc Bầu cử.

Điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021

(HBĐT) - Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ngày 16/2/2016 của UB MTTQ tỉnh về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, BCĐ công tác bầu cử tỉnh đã có Kết luận số 03, ngày 19/2/2016 về việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

Về Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước (Chương X): Để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập vào Chương X, gồm Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở T.Ư và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo số báo trước)

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục