Thiết thực hưởng ứng "Năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào năm 2017”, cùng với các sự kiện: 55 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2017), 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2017), tỉnh ta đã có nhiều bước triển khai, nhằm đẩy nhanh tiến độ cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt-Lào năm 2017” do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động. Nhằm tạo điều kiện cho bạn đọc có các tư liệu cần thiết để tham gia cuộc thi, BBT Báo Hòa Bình đăng tải  thể lệ cuộc thi của Ban tổ chức Trung ương và đề cương có nôi dung liên quan đến cuộc thi. Các nội dung gợi ý do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy soạn thảo.

 Ảnh: Thạt Luổng tại thủ đô Viên Chăn là biểu tượng của đất nước Lào(ảnh PV)

Thể lệ Cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2017”

 

 

Điều 1. Mục đích, yêu cầu

- Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống lại kẻ thù chung, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phát triển.

- Thiết thực hưởng ứng "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017 cùng với các sự kiện: 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017); 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 – 18/7/2017); vun đắp ngày càng tốt đẹp hơn tình cảm của hai dân tộc Việt Nam - Lào; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lực thù địch, gây chia rẽ mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.

- Tiếp tục phát huy các giá trị khoa học của công trình biên soạn "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 -2007 (xuất bản năm 2011) và công trình bổ sung "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1962 - 2017 (xuất bản năm 2017).

Điều 2. Các quy định chung

2.1. Đối tượng dự thi

Tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đều có quyền tham gia dự thi, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, tôn giáo.

Ban Tổ chức khuyến khích các đối tượng tham gia dự thi là công dân hai nước Việt Nam và Lào đang sinh sống, lao động và học tập ở nước ngoài, bạn bè quốc tế tham gia dự thi.

2.2. Hình thức thi

- Thi trắc nghiệm hàng tuần trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan báo chí điện tử phối hợp.

- Thi viết theo các nội dung chủ đề được Ban Tổ chức công bố.

Mỗi cá nhân được tham gia cả hai hình thức và không hạn chế số bài dự thi.

Điều 3. Các quy định cụ thể cho từng thể loại thi

3.1. Thi trắc nghiệm hằng tuần

- Người dự thi tiến hành các thao tác để trả lời câu hỏi thi của Ban Tổ chức:

Truy cập vào một trong các trang web: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://vietlao.dangcongsan.vn; Báo Nhân dân: www.nhandan.org.vn; Báo Quân đội Nhân dân: www.qdnd.vn; Tạp chí Tuyên giáo điện tử: www.tuyengiao.vn; Báo Tiền Phong: www.tienphong.vn; Báo Thanh Niên: www.thanhnien.vn; Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn).

+ Trả lời câu hỏi thi:

Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 3 câu hỏi. Mỗi câu hỏi thi có 3 đáp án trả lời trắc nghiệm, trong đó có 1 đáp án đúng. Người dự thi vào các chuyên trang Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam và thao tác như sau:

(1) Điền các thông tin cá nhân (Họ và tên; chứng minh thư nhân dân; số điện thoại; địa chỉ liên hệ; E-mail...) theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn một phương án đúng, sau đó điền vào ô "Dự đoán” số người trả lời đúng, nhập "Mã xác thực” và bấm vào ô "Trả lời”.

(2) Trong trường hợp số người dự thi (từ 2 người trở lên) cùng trả lời đúng các câu hỏi, cùng dự đoán chính xác số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi trả lời câu hỏi để trao thưởng cho người gửi trả lời sớm nhất. Thời gian được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc thi tuần trước (thời gian tính đến giây, phút, giờ, ngày theo thời gian thi, hiển thị trên phần mềm thi trực tuyến).

- Thời gian thi trắc nghiệm được tiến hành hàng tuần, bắt đầu từ ngày 2/5/2017 và kết thúc vào ngày 22/12/2017.

- Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 10h00 thứ ba hằng tuần và kết thúc vào 9h30 thứ ba tuần kế tiếp.

3.2. Thi viết

3.2.1. Quy định về bài dự thi

- Bài dự thi của tác giả phải là các tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ báo, tạp chí, sách.... và phải chuyển tải được một trong các chủ đề gợi ý của Ban Tổ chức cuộc thi.

- Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng tối đa 5.000 từ. Khuyến khích đánh máy và in trên giấy A4, cỡ chữ 14, nếu là tiếng Việt thì sử dụng font chữ Time New Roman. Có thể sử dụng ảnh để minh họa phong phú thêm bài viết (ghi rõ nguồn, tên tác giả của ảnh).

- Các bài dự thi trình bày trên các chất liệu khác như nhôm, nhựa, mô hình… không được xem xét giải cá nhân, nhưng được tính vào số lượng để xét giải tập thể nơi người dự thi nộp bài.

- Bài dự thi phải ghi rõ và đầy đủ họ, tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), giới tính, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, tôn giáo, đơn vị học tập, công tác, nơi thường trú; số điện thoại liên hệ.

3.2.2. Thời gian và địa điểm nộp bài thi dự thi

- Đối với cấp tỉnh, thành phố:

Thời gian nhận bài dự thi: Được tính từ sau khi Ban Tổ chức công bố Thể lệ Cuộc thi. Hạn cuối cùng nhận bài dự thi là ngày 15/8/2017 (căn cứ vào dấu bưu điện).

Nơi nhận bài dự thi: Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, thành phố (qua Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành uỷ - Nơi người dự thi đang sinh sống, học tập và công tác); Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và Tổng cục Chính trị CAND (Bộ Công an) đối với bài dự thi của cán bộ, chiến sỹ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

- Đối với cấp Trung ương:

Thời gian nhận bài: Từ ngày 1- 31/10/2017 (căn cứ vào dấu bưu điện).

Địa chỉ nhận bài dự thi: Tạp chí Tuyên giáo - 49 Phan Đình Phùng, phường Quan Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Mọi chi tiết xin liên hệ với cán bộ Thường trực Cuộc thi:

Điện thoại: 080.44374 - 080.44511; Fax: 04.37330967

E-mail: cuocthitimhieuquanhevietlao@tuyengiao.vn

Ban Tổ chức không nhận bài thi qua Fax và E-mail.

* Chấm thi

- Vòng một: Do Ban Giám khảo Cuộc thi cấp tỉnh, thành phố và tương đương tổ chức chấm, lựa chọn tối đa 30 bài dự thi đạt kết quả tốt gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

Ban Giám khảo Cuộc thi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chấm, lựa chọn tối đa 50 bài dự thi đạt kết quả tốt gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

- Vòng hai: Ban Giám khảo Cuộc thi cấp Trung ương tổ chức chấm theo tiêu chí, thang điểm đã được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi quy định.

Điều 4. Giải thưởng cuộc thi

4.1. Thi trắc nghiệm hàng tuần

Mỗi tuần có 03 giải thưởng, bao gồm:

- 01 giải Nhất: trị giá 1.500.000 đồng.

- 01 giải Nhì: trị giá 1.000.000 đồng.

- 01 giải Ba: trị giá 500.000 đồng.

4.2. Thi viết

4.2.1. Giải cá nhân: Có 28 giải, bao gồm:

- 1 giải nhất: 30.000.000 đồng

- 3 giải nhì, mỗi giải: 10.000.000 đồng

- 5 giải ba, mỗi giải: 5.000.000 đồng

- 20 giải khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000 đồng

4.2.2. Giải tập thể: Có 28 giải, bao gồm:

- 1 giải nhất: 30.000.000 đồng

- 3 giải nhì, mỗi giải: 10.000.000 đồng

- 5 giải ba, mỗi giải: 5.000.000 đồng

- 20 giải khuyến khích, mỗi giải: 2.000.000 đồng

Điều 5. Thông báo kết quả và trao thưởng

5.1. Đối với thi trắc nghiệm

- Kết quả thi trắc nghiệm sẽ được cập nhật vào tuần cuối hằng tháng trên trang báo điện tử của các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tổ chức Cuộc thi.

- Hằng quý, Ban Tổ chức Cuộc thi trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các cuộc thi trắc nghiệm tuần (người đoạt giải không có điều kiện trực tiếp nhận giải có thể nhận tiền thưởng qua bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân).

5.2. Đối với Cuộc thi viết

Kết quả Cuộc thi viết sẽ được công bố tại Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi dự kiến vào tháng 12/2017.

Địa điểm tổ chức Lễ trao giải: Do Ban Chỉ đạo Cuộc thi quyết định.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Thể lệ Cuộc thi có hiệu lực từ ngày họp báo công bố và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sửa đổi, điều chỉnh nội dung Thể lệ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Chỉ đạo Cuộc thi./.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH

TRONG 12 CHỦ ĐỀ CUỘC THI VIẾT "TÌM HIỂU

 

LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT-LÀO NĂM 2017"

1- Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (5-9-1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.

Mục đích: Làm rõ những nhân tố tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam và ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu được:

- Nêu được các yếu tố hình thành và phát triển dựa trên những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội; truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai tộc và tinh thần tự nguyện phối hợp chiến đấu của nhân dân hai nước, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đặt nền móng và được phát triển không ngừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ ở Đông Dương.

- Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cần phải củng cố, phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương. Từ đó, tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên cùng một trận tuyến chống lại kẻ thù chung.

Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

- Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

- Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương.

- Khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ  chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.

- Là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.

2- Phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiên tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1963-1975)

Mục đích: Làm rõ quá trình liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào trong những năm tháng chiến tranh gian khổ và đầy hy sinh xương máu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn.

Yêu cầu:

- Nêu được mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đặt nền móng đã phát triển không ngừng qua các thời kỳ lịch sử từ cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược (1945-1954); cuộc đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao (1954-1962).

- Nêu bật được quá trình liên minh chiến đấu của hai dân tộc qua các giai đoạn từ 1963-1975; Xây dựng vùng giải phóng Lào, xây dựng tuyến vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, từng bước đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Lào và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam (1963-1968); đánh thắng chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh đặc biệt tăng cường ở Lào (1969-1973); phối hợp đẩy mạnh đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn (1973-1975).

- Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào Việt Nam phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết, chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực.

- Thuỷ chung với tình hữu nghị truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ đến mức cao nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân các bộ tộc Lào. Đáp lại, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Trong cuộc trường chinh đầy gian khổ ấy, quân tình Nguyện Việt Nam đã cùng Quân đội giải phóng nhân dân Lào mở nhiều chiến dịch cùng hàng loạt trận chiến đấu thắng lợi, đánh bại từng bước chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", rồi "Chiến tranh đặc biệt tăng cường" của Mỹ ở Lào, làm cho đế quốc Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó, góp phần hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi cho các bước chuyển biến của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, tạo đà phát triển đi lên của cách mạng Campuchia, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

- Từ thực tiễn đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào trong những năm tháng chiến tranh chống kẻ thù chung đã để lại một số bài học lịch sử, rất cần chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mỗi nước.

3- Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phônvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Mục đích: Làm rõ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Yêu cầu:

- Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nêu bật được công lao to lớn của Người với vai trò là người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Đặc biệt, nêu được sự lãnh đạo, chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng, vun đắp mối và tăng cường tình đoàn kết chiến của quân và dân hai nước chống thù chung qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, cần làm rõ tình cảm của Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Lào và những tình cảm quý báu của nhân dân Lào dành cho Hồ Chí Minh.

- Đối với Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản: Nêu được quá trình hoạt động của đồng chí từ thời niên thiếu tới lúc trưởng thành; tinh thần học tập và đấu tranh của đồng chí trên đất Việt Nam những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Đặc biệt, phải làm rõ được những cống hiến của đồng chí sau khi trở thành đảng viên của Đảng, trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó giữa Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như với các thế hệ cán bộ lãnh đạo Việt Nam qua những thời cách mạng; cuối cùng cần phải khẳng định, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là một trong những người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Đối với Chủ tịch Xuphanuvông: Bài dự thi cần phải khẳng định đây là một nhân vật đặc biệt, một biểu tượng của mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, trong đó nêu bật quá trình sinh ra và lớn lên trong Hoàng cung Lào, sớm gắn bó và để lại nhiều dấu ấn đậm nét với cách mạng Việt Nam (qua một số công trình thiết kế thời kỳ Hoàng thân là kỹ sư hoạt động trên đất Việt nam những thập kỷ đầu của thế kỷ XX); đặc biệt, phải làm rõ được mối quan hệ gắn bó giữa Hoàng thân với Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau này, cần nhấn mạnh những tình cảm tốt đẹp mà Hoàng thân dành cho các thế hệ, cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào; những cống hiến xuất sắc của Hoàng thân trên cương vị là Chủ tịch nước trong xây dựng mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.

Đối với lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, bài dự thi cần nhấn mạnh vai trò của các thế hệ lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước trong việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam ở cả quá khứ, hiện tại, trong đó nhấn mạnh các hoạt động thong qua những cuộc gặp cấp cao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước nhằm thống nhất về chủ trương, đường lối trong xây dựng, vun đắp mối quan hệ đặc biệt.

4- Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (được ký kết ngày 18-7-1977)

Mục đích: Làm rõ những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam từ sau khi hai dân tộc đánh bại kẻ thù  chung, đất nước được hoàn thành giải phóng; quan hệ giữa Việt Nam và Lào bước sang một thời kỳ mới-thời kỳ quan hệ chủ yếu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng cầm quyền, hai Nhà nước và hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, cùng khảo nghiệm, tìm tòi bước đổi mới để đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu: Nêu bật được sự phát triển trong quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện cả về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá, giáo dục…Đây là đặc điểm quan trọng nhất, chi phối dẫn tới sự thay đổi về chiến lược trong nội dung, phương thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc gia-dân tộc, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.

Bài viết lựa chọn vấn đề, đáp ứng mục đích, yêu cầu trên. Trong đó, tập trung phản ánh tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện và phát triển trên các giai đoạn:

1- Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn khảo nghiệm, mở đường đổi mới (1976-1986). Trong đó, phải tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định xây dựng đất nước, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện (1976-1981); Những năm đầu tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới (1982-1986).

- Nêu bật những sự kiện quan trọng đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới. Đặc biệt là sự kiện hai nước đã thoả thuận ký kết các Hiệp ước và ra Tuyên bố chung, tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước.

- Nêu bật tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (được ký ngày 18-7-1977) là Hiệp ước toàn diện đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược, là cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng cố và tăng cường lâu dài, bền chắc tỉnh đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.

- Hiệp ước khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt liên minh đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc không chỉ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh.

Việc ký kết Hiệp ước còn có ý nghĩa quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.

- Việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào về các mặt, đặc biệt là các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá-giáo dục-y tế; quốc phòng an ninh…

2- Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986-2017).

- Nêu rõ bối cảnh quốc tế và khu vực; những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; những thành tựu về củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trong giai đoạn đầu công cuộc đổi mới của hai nước Việt Nam-Lào (1986-1996).

- Nêu rõ yêu cầu mới, nội dung và những thành tựu của sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996-2017), là yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn mới.

5- Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Mục đích: Ghi lại những câu chuyện, những kỷ niệm sâu sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ từng thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Yêu cầu: Bài viết phải phản ánh trung thực, khách quan, đúng với những gì lịch sử diễn ra.

- Đó có thể là một kỷ niệm thời trận mạc;

- Những trang hồi ức sâu nặng nghĩa tình;

- Những tình cảm gắn bó thắm thiết giữa cán bộ, chiến sỹ Việt Nam với quân dân Lào trong những năm kháng chiến;

- Những ấn tượng sâu sắc về thành tựu của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.v.v..

6- Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thuỷ chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam-Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước từ khi thiết lập mối quan hệ hợp tác và hữu nghị đến nay.

Mục đích: Làm rõ những thành tựu của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thuỷ chung, son sắt của hai dân tộc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1977 đến nay, đó là những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Yêu cầu: Bài dự thi phải khái quát được những thành tựu:

- Trong giai đoạn 1977 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực và sự đoàn kết quyết tâm cao, hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành công lớn trên mọi lĩnh vực.

+ Về lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại;

+ Lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

+ Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật;

+ Về hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân.

- Đó thực sự là những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong thời kỳ mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước.

                                                 (Còn nữa)

 

 

 

 

Các tin khác


Nâng cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức

(HBĐT) - Nâng cao chất lượng, năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ là điều kiện bắt buộc giúp hiện thực hóa, đưa nhanh các chủ trương, chính sách của T.ư, của tỉnh vào thực tiễn cuộc sống, tạo lực đẩy phát triển KT -XH.

Quan tâm chăm lo đời sống người có công với cách mạng

(HBĐT) - Chúng tôi cùng cán bộ LĐ - TB&XH xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu đến thăm gia đình thương binh Đinh Xuân Bách, xóm Xuân Tiến. Bên chén chè, thương binh Đinh Xuân Tiến kể về những năm tháng chiến tranh hào hùng không bao giờ quên của ông: Ngày 23/9/1964, với sức trẻ tràn đầy nhiệt huyết, tôi hăng hái nhập ngũ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ðảng Hành động Nhân dân Xin-ga-po

Chiều 29-6, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ngài Khô Bun Oan, Chủ tịch Ðảng Hành động Nhân dân Xin-ga-po (PAP) cầm quyền, Bộ trưởng Ðiều phối Cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Giao thông Xin-ga-po đang dẫn đầu Ðoàn cấp cao PAP thăm chính thức Việt Nam.

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cao Phong lần thứ XXV

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27-28/6, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cao Phong đã tổ chức Đại hội lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2017- 2022. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong, một số Huyện, Thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong tỉnh và 130 đại biểu chính thức đại diện cho gần 4.000 ĐVTN trong toàn huyện.

Họp báo về việc tổ chức lễ tri ân người có công với cách mạng vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 29/6, Ban chỉ đạo Tây Bắc tổ chức họp báo về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ và Kế hoạch số 23-KH/BCĐTB về việc tổ chức lễ tri ân người có công với cách mạng vùng Tây Bắc. Bà Hoàng Thị Hạnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì buổi họp báo.

Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XII của Đảng

(HBĐT) - Ngày 29/6, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khoá XII của Đảng. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục