(HBĐT) - Với mục tiêu củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), đến nay, sau 6 năm triển khai thực hiện Đề án số 03/ĐA-TU ngày 14/10/2010 của Tỉnh uỷ, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị đã bước đầu xây dựng thành công mô hình xã "Văn hoá - quốc phòng - an ninh” ở Hang Kia, Pà Cò. Đây được xem là động lực cho sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc Mông của tỉnh Hoà Bình.


Bài 1: Khi cán bộ là... dân

Những năm 1990 - 1991, khi triển khai Đề án số 06 của Tỉnh uỷ Hoà Bình, 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã trở thành điểm sáng của cả nước về vận động đồng bào dân tộc Mông triệt phá cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển KT-XH. Tiếp đó, từ năm 2011 đến nay, thực hiện Đề án số 03 của Tỉnh uỷ, 2 xã Hang Kia, Pà Cò tiếp tục được biết đến với những thành công trong thực hiện mô hình xã "Văn hoá - quốc phòng - an ninh” của tỉnh Hoà Bình...

"Đến với đồng bào mà còn sợ khó, sợ khổ thì còn xa dân lắm”

Hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào người Mông của tỉnh Hoà Bình. Do là địa bàn vùng đồng bào dân tộc do vậy ở đây vẫn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu; trình độ dân trí không đồng đều; đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhất là sau khi triển khai thực hiện các Đề án phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh đến nay, đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò đã có nhiều khởi sắc.

Điều này được đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh là người có quá trình gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò trong nhiều năm chia sẻ: Nếu so sánh cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò hiện nay với cách đây dăm năm thôi đã thấy khác nhiều chứ không còn cái cảnh nhìn đâu cũng thấy khó như thời chúng tôi là cán bộ tăng cường về Hang Kia, Pà Cò triển khai thực hiện Đề án 06 của Tỉnh uỷ về vận động đồng bào triệt phá cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển KT-XH, nâng cao mức sống người dân những năm 1991 - 1992.


Đại uý Hàng A Phứ, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò (giữa) tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật cho người dân, tạo sự gắn kết giữa cấp uỷ, chính quyền với nhân dân.

Trong câu chuyện của những người từng có thời kỳ gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò vẫn còn nguyên trăn trở trước những khó khăn của đồng bào. Thời kỳ đó, 100% người dân ở 2 xã vẫn duy trì lối sống tự cấp tự túc. Nhà nào khấm khá hơn cũng chỉ có đủ ngô ăn trong mùa giáp hạt. Mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình chỉ trông vào cây thuốc phiện. Dù vậy, cũng chính cây thuốc phiện đã làm cho đời sống, sức khoẻ của nhiều người là trụ cột gia đình trở nên kiệt quệ. Trước thực trạng đó, việc tuyên truyền, vận động người dân nhổ bỏ cây thuốc phiện cực kỳ khó khăn. Tuy vậy, với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, nhất là cái tâm nguyện đưa đồng bào bước qua thời kỳ gian khó, những cán bộ Ban Định canh - định cư của tỉnh lúc bấy giờ đã bám, nắm cơ sở trên tinh thần "nhiều cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) với đồng bào để tuyên truyền, vận động. Những con đường mòn vào bản, những mỏm đá tai mèo sắc nhọn đều có dấu chân của cán bộ Định canh - định cư.

Nói như cụ Hàng A Lếnh ở xóm Pà Háng Lớn, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Pà Cò thời kỳ đó: Nhiều cán bộ đã trở thành người của bản Mông mình. Cán bộ nói gì dân cũng nghe và làm theo. Cũng chính nhờ vậy, khi tuyên truyền đồng bào xoá bỏ cây thuốc phiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được 100% người dân nhiệt tình hưởng ứng. Khi ấy hàng trăm ha thuốc phiện dù đang mùa đơm hoa, tích nhựa cũng đã bị phá bỏ.

Kể lại câu chuyện về thời kỳ gian khó, đồng chí Hoàng Quang Minh chia sẻ thêm: Thời kỳ đấy chúng tôi làm được, tuyên truyền được cho người dân nghe theo mình cũng là cả một quá trình khó khăn, vất vả. Thế nhưng chẳng có ai ngại khó, ngại khổ. Đến với dân, chúng tôi cùng ăn, cùng ngủ lại để là cùng bà con với phương châm cầm tay chỉ việc. Phải như thế thì mới làm được chứ không cứ đi giày sợ bẩn, sợ ngủ lại bị bọ chó cắn... thì còn xa dân lắm. Khi ấy, anh có nói gì, tuyên truyền gì người ta cũng chẳng nghe, chẳng làm theo nhất là đối với đồng bào dân tộc Mông chỉ tin vào những việc mình làm...

Muốn "dân nghe, dân theo thì cán bộ phải là... dân”

Không chỉ cán bộ Ban Định canh - định cư của tỉnh khi trước mà để có sự đổi thay cho vùng đất Hang Kia, Pà Cò thời gian qua luôn có sự tham gia, đóng góp của những người có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm. Đó chính là những cán bộ, đảng viên người Mông như đại uý Hàng A Phứ, cán bộ Ban CHQS huyện Mai Châu được tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò; đại uý Vàng A Nhà, cán bộ Công an tỉnh được điều động, tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia.

Trò chuyện với chúng tôi, đại uý Hàng A Phứ chia sẻ: "Là người con của Pà Cò được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho đi học và bố trí công tác. Trong quá trình công tác tôi lại được điều động về giúp đỡ bà con xây dựng quê hương, đó là vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề. Tôi luôn xác định rõ trách nhiệm của bản thân, của chiến sỹ QĐND Việt Nam trong việc tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật tới bà con mình”. Chính từ suy nghĩ đó, đại uý Hàng A Phứ luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo; xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá mới. Những trăn trở đó được Phứ cụ thể hoá bằng việc tự mày mò, thử nghiệm trồng một số loại cây trồng theo phương pháp mới. Từ sự học hỏi và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, Phứ đã cải tạo khu đất của gia đình bỏ hoang để làm ruộng cấy lúa nước. Với gần 100 m2 trồng giống lúa Nghi Hương mới, vụ đầu tiên, Hàng A Phứ thu được gần 5 bao thóc. Tính ra thì một sào bình quân thu được khoảng 3 tạ thóc.

Từ thành công mô hình trồng lúa nước của Phứ, đến nay đã có nhiều người ở Pà Cò làm theo. Đáng nói, đây cũng là lần đầu tiên đồng bào người Mông ở Pà Cò biết làm ruộng cấy lúa nước, phá thế độc canh cây ngô, lúa cạn bao năm qua.

Không chỉ khai phá đất làm ruộng cấy lúa nước, Hàng A Phứ còn đi đầu trong việc thử nghiệm các mô hình sản xuất hiệu quả. Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn nái gà, bò bản địa, trồng chè shan tuyết... mang lại giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt là mô hình trồng chè Shan tuyết. Trước đây được sự hỗ trợ của Nhà nước, một số hộ dân ở Pà Cò đã triển khai mô hình trồng chè nhưng chưa tạo được bước đột phá. Nhận thấy tiềm năng lớn từ cây chè, sau khi tìm hiểu, nắm bắt, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái chè ở nhiều nơi, Phứ đã vận động người dân tiếp tục đầu tư vào cây chè; trồng dặm lại những diện tích chè trồng thưa; đầu tư phân bón, chặt tỉa theo đúng kỹ thuật. Nhờ đó có hàng chục ha chè được khôi phục sản xuất với năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, Phứ cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền hỗ trợ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Với mức thu mua hiện tại 7.000 đồng/kg chè búp tươi, nhiều hộ gia đình ở Pà Cò có nguồn thu hàng chục triệu đồng/vụ chè như gia đình ông Sùng A Vờ, Sùng A Páo, Sùng A Pha...

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Hàng A Phứ còn tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền hàng năm ký kết quy chế phối hợp giữa UBND xã với Trạm khuyến nông huyện. Theo đó, cán bộ khuyến nông huyện sẽ trực tiếp hướng dẫn người dân, giám sát quy trình trồng trọt, chăn nuôi đúng kỹ thuật giúp họ hạn chế những thiệt hại khi sản xuất, chăn nuôi các loại cây, con mới... Nhờ vậy, từ năm 2011 đến nay, ở Pà Cò đã có nhiều hộ gia đình được công nhận là hộ sản xuất giỏi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20%. Đáng nói, từ sự chuyển biến tích cực này góp phần đưa xã Pà Cò ra khỏi chương trình 135. Đó chính là nền tảng để xã Pà Cò tiếp tục vươn lên.

Còn đối với đại uý Vàng A Nhà, dù chỉ làm phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia trong khoảng thời gian không dài nhưng đã có sự gắn kết chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương. Chẳng vậy mà khi được điều động trở lại Công an tỉnh, có nhiều người dân không muốn đại uý Vàng A Nhà rời xa vùng đất Hang Kia. Mới đây, tại hội nghị đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án số 03 của Tỉnh ủy tại huyện Mai Châu, Chủ tịch UBND xã Hang Kia Khà A Váu đã thay mặt người dân đề nghị cấp có thẩm quyền điều động, bố trí những cán bộ có tâm huyết về với Hang Kia như đại uý Vàng A Nhà.

Có thể nói, những cán bộ như Hàng A Phứ, Vàng A Nhà gắn kết chặt chẽ với đồng bào bởi họ luôn là một người dân đến tuyên truyền cho đồng bào mình hiểu đúng và làm đúng những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để cùng chung tay, góp sức xây dựng Hang Kia, Pà Cò thành những điểm sáng về "Văn hoá - Quốc phòng - an ninh” của tỉnh Hoà Bình theo đúng tinh thần và mục tiêu của Đề án số 03/ĐA-TU đề ra.

(Còn nữa)

Bài 2 - Khi Đảng về với Hang Kia, Pà Cò

 Mạnh Hùng


Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục