Bài 3: Vươn lên từ gian khó - cán bộ, đảng viên là nhân tố cốt lõi
(HBĐT) - "Từ cái làm thủy điện Hòa Bình mới thấy dân mình hy sinh quá lớn”, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Anh hùng lao động Thái Phụng Nê - được coi là người chinh phục sông Đà - đã có hơn 14 năm gắn bó với công trình thủy điện Hòa Bình đã phải thốt lên như vậy khi ông có dịp ngồi ăn một bữa cơm độn với đồng bào vùng chuyển cư lòng hồ sông Đà ở thời điểm công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đang trong giai đoạn về đích...


Là người tiên phong trong các phong trào phát triển kinh tế, hiện nay, gia đình anh Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương (Đà Bắc) có hơn 20 lồng cá nuôi theo mô hình VietGap cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. ảnh: P.V

 Bền bỉ vượt khó...

 Thời kỳ còn phải ăn độn, thường xuyên đứt bữa trong mùa giáp hạt ở trong cuộc sống của đồng bào vùng chuyển lòng hồ sông Đà có lẽ vẫn còn chưa xa trong ký ức của nhiều người. Cũng chẳng phải tìm kiếm đâu xa, ngay như gia đình đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hiền Lương Đinh Thị Hanh vốn được coi là một trong những hộ khá giả thời kỳ đó cũng thường xuyên phải lo cái ăn trong mùa giáp hạt. Ký ức của chị Hanh cũng là ký ức của nhiều người từng sống qua giai đoạn kết thúc chuyển dân để bước vào giai đoạn kiến thiết chẳng thể nào quên được những cốp cơm au đỏ màu của củ nâu - thứ củ vốn chỉ được dùng để lấy nhựa nhuộm quần áo. Thế nhưng: "Lúc đấy đói thì cái gì cũng phải ăn. Lúc đầu khó ăn nhưng ăn mãi rồi cũng quen”, Chị Hanh chia sẻ.

 Xuất phát từ thực tế quá trình chuyển cư kéo dài (từ năm 1982 đến tháng 4/1987), nhất là đối với những hộ chuyển vén tại chỗ đời sống lại càng khó khăn hơn khi đường giao thông không có, tập quán sản xuất thay đổi, tư liệu sản xuất là đất không nhiều lại chủ yếu là đất dốc, độ xói mòn cao. Xuất phát điểm của người dân gần như từ hai bàn tay trắng. Mãi đến năm 1995, khi Nhà nước triển khai thực hiện chương trình, dự án 747, 472, ngoài việc hỗ trợ ổn định nơi ở, lần đầu tiên người dân chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà mới được nhận sự đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp một cách bài bản, có tính định hướng cao như hỗ trợ trồng rừng kết hợp phát triển kinh tế rừng với phòng hộ; trồng các loại cây ăn quả, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; khai hoang phục hóa; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân... Nhờ đó, người dân đã có niềm tin vào sự phát triển, đoàn kết, đồng lòng nỗ lực, bền bỉ vượt qua gian khó.

 Ví như ở huyện Đà Bắc, từ chỗ đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng sau một quá trình đầu tư, triển khai dự án đã hình thành rõ nét các mô hình kinh tế và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện cũng đã cơ bản xóa được hộ đói, hộ nghèo giảm mạnh. Bộ mặt nông thôn vùng lòng hồ vốn chịu tác động, hậu quả do chuyển dân đã có sự thay đổi đáng kể thông qua việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chú trọng tới việc đầu tư nâng cấp, mở mới hàng trăm km đường. Có đường đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với thị trường, giảm chi phí sản xuất, trở thành cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa.  

 Nói như đồng chí Hà Văn Kính, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Tiền Phong: Điều này, trước đây là mơ ước xa vời của người dân vùng hồ. Bởi lẽ, cho đến những năm 1999 – 2000, đời sống người dân ở Tiền Phong vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Trước đây, khi đường giao thông vào xã khó khăn, người dân làm ra sản phẩm cũng không bán được, thậm chí việc đánh bắt thủy sản trên hồ khi ấy dù được nhiều nhưng cũng chẳng thể tiêu thụ được. Nhiều người đánh bắt được cá nhưng không bán được đành phải buộc dưới sông chờ thương lái đến mua. Thời kỳ đó, việc mua bán cũng giản đơn theo kiểu vừa bán, vừa cho. ấy vậy đến bây giờ, được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên đời sống thay đổi rất nhiều. Điều đó không chỉ thể hiện bằng việc đưa mức thu nhập bình quân của xã lên khoảng 14 triệu đồng/người/năm; không chỉ là việc mỗi ngày có 1 chuyến xe khách chạy từ Tiền Phong về Hà Nội và ngược lại mà sự thay đổi thể hiện rõ ở tư duy sản xuất của người dân.

 Cán bộ, đảng viên là nhân tố cốt lõi

 Chúng tôi gặp ông Xa Văn Ơn đang trên đường đi chăn bò với hơn chục con. ông kể: "Gia đình tôi trước ở xóm Lựng, xã Hào Tráng, sau 3 lần chuyển vén theo cos nước, đến năm 1995 đời sống quá khó khăn gia đình tôi xin chuyển cư vào Nam làm ăn. Tuy nhiên, ở vùng đất mới, cuộc sống cũng không khấm khá hơn, gia đình đã quay về định cư tại xóm Túp, xã Tiền Phong”. Về quê cũ, không có ruộng đất nên đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không cam chịu đói nghèo mãi, năm 2013, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua 3 con bò sinh sản. Sau 3 năm, đàn bò của gia đình phát triển hơn chục con. Mới đây, ông vừa bán vài con vừa để trả nợ ngân hàng, vừa đầu tư cho con nuôi cá lồng, một phần còn lại ông dự định tiếp tục đầu tư mua bò sinh sản.

 Ông chia sẻ: Hiện nay, việc đầu tư cho chăn nuôi đã đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là khi hệ thống đường giao thông của xã với bên ngoài kết nối thông suốt.

 Ở Tiền Phong không chỉ có gia đình ông Xa Văn ơn mà còn nhiều gia đình với sự quan tâm, định hướng của cấp ủy, chính quyền cũng đi lên từ hai bàn tay trắng. Đó là sự thay đổi về tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế đã đem lại thành công cho người dân vùng hồ.

 Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Đinh Công Báo, Bí thư Huyện ủy Đà Bắc chia sẻ: Trên thực tế, Đà Bắc khó khăn nhất là đường giao thông. Nếu có đường giao thông thuận lợi huyện sẽ tự vươn được bằng nội lực. Bởi trong những năm qua, Đà Bắc đã từng bước xây dựng được đội ngũ CB,ĐV có trình độ, năng lực lãnh đạo, có tâm huyết để trở thành nhân tố cốt lõi, nòng cốt trong việc định hướng, vận động nhân dân thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế.

 Đó là thực tế đáng mừng. Không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ở cả những nơi khó khăn với xuất phát điểm thấp đã có những CB,ĐV tâm huyết, trở thành đầu tàu, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vốn đã ăn sâu, bám chặt trong tư duy người dân từ nhiều đời. Trong đó, phải kể đến đồng chí Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương.

 Trò chuyện với chúng tôi, anh tâm sự: Bản thân mình từng nghèo quá rồi, khổ quá rồi. Cái nghèo, cái khổ ấy nói gì thì nói một phần cũng là do bản thân và người dân chưa thoát được tư duy sản xuất tự cấp, tự túc; trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm qua với vai trò là người đảng viên, được Đảng tin tưởng và nhân dân tín nhiệm giao trọng trách đứng đầu Đảng bộ xã. Bản thân mình và các đồng chí CB,ĐV trong toàn Đảng bộ luôn trăn trở là làm thế nào để đời sống người dân thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

 Với suy nghĩ, trăn trở đó, anh Chính mày mò thí điểm thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế gia đình. Đầu tiên là việc tận dụng nguồn tre, luồng ở xã, anh mạnh dạn đưa mô hình tăm tre vào sản xuất. Kết quả bước đầu đã tạo thu nhập ổn định, nâng cao giá trị cây luồng. Tuy nhiên, do sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên mô hình không còn phát huy hiệu quả. Sau mô hình sản xuất tăm tre, anh Chính đã bàn bạc với các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã để tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế.

 Xuất phát từ thực tế là xã vùng hồ, có diện tích mặt nước lớn, ổn định. Do vậy, anh Chính đã lựa chọn và trở thành người đầu tiên của xã đưa mô hình nuôi cá lồng trên sông vào sản xuất. Vượt qua những khó khăn ban đầu, hiện nay gia đình anh Chính có hơn 20 lồng nuôi các loại cá có giá trị thương phẩm cao theo mô hình VietGap, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Đáng nói hơn, từ mô hình, sự mạnh dạn, tiên phong đi đầu của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã đã có nhiều người học tập, làm theo. Tính đến nay, từ chỗ chỉ khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên lòng hồ, xã Hiền Lương đã có hàng chục hộ vay vốn đầu tư nuôi cá lồng. Từ chỗ chỉ có 4 - 5 lồng cá của gia đình Bí thư Đảng uỷ xã, đến nay, toàn xã đã phát triển lên gần 200 lồng cá của hơn 50 hộ. Việc chuyển đổi phù hợp đã đem lại thu nhập cao và đời sống ổn định. Trong đó nhiều hộ thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

 Cũng giống như đồng chí Xa Văn Chính, đồng chí Đinh Thanh Xuân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hào Lý tuy không phải là người đầu tiên đưa mô hình trồng cây ăn quả (bưởi) có giá trị cao vào trồng ở xã nhưng anh lại là người góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình trồng cây ăn quả có giá trị cao ngày càng mở rộng ở xã. Theo đó, đến nay ở Hào Lý đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như gia đình các anh, chị: Nguyễn Duy Dụ, Bùi Đức Chầy ở xóm Quyết Chiến; Hà Huy Đang, Phạm Thị Kiệm ở xóm Hào Phú... Sự thay đổi ở vùng đất gian khó này là điều mà trước đây chưa bao giờ những hộ dân chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà từ Hào Tráng về vùng đất Hào Lý này nghĩ tới.(Còn nữa)

 

                                                                         Mạnh Hùng
Bài 4: Chính sách hỗ trợ vùng đặc thù: cần được triển khai một cách tích cực, hiệu quả

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục