(HBĐT) - Nói một cách cô đọng nhất về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị sự nghiệp của Người là giá trị nhân văn. Đó là giá trị tổng hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, thuộc bản chất Người, được thể hiện qua tư tưởng, hành động của Người, từ đó lan rộng ra toàn xã hội về sự phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của mỗi người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và của toàn thể nhân loại. "Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể nhân dân Việt Nam cũng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc đó.


Ngay sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong bối cảnh giặc đói, giặc dốt hoành hành khắp nơi, giặc ngoại xâm lăm le, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, trước tình thế cách mạng "ngàn cân treo sợi tóc”, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, động viên đồng bào, chiến sỹ phát huy truyền thống yêu nước thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, góp của, góp công vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc…

Vì mục tiêu dân sinh, dân trí, dân quyền

Bảy mươi năm qua, "Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam, biến thành sức mạnh trong các phong trào thi đua nối tiếp nhau ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, không chỉ trực tiếp giải quyết những nhiệm vụ cần kíp trước mắt, cũng như góp phần to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến, kiến quốc thần thánh vừa qua, mà còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc cần nhận diện để toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục các phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) trong công cuộc đổi mới, CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh hiện nay.

Giá trị nhân văn của "Lời kêu gọi thi đua ái quốc” thể hiệu sâu sắc trước hết ở mục đích dân sinh, dân trí, dân quyền, tiến tới xây dựng xã hội nhân văn của phong trào. Trong những năm đầu đầy cam go của công cuộc kháng chiến, phong trào thi đua được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ là "đồng thời phải: Diệt giặc đói khổ, Diệt giặc dốt nát, Diệt giặc ngoại xâm”.

TĐYN nhằm thực hiện mục tiêu chính trị để giải quyết những nhiệm vụ cần kíp trước mắt đang được đặt ra làm cơ sở, tiền đề cho việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ toàn cục, nhiệm vụ chiến lược lâu dài của cách mạng dân tộc, dân chủ là giành độc lập cho dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đối với dân tộc ta, những ngày đầu xây dựng chính quyền mới trong hoàn cảnh đói, dốt mà thù trong, giặc ngoài, chúng ta đã nhân nhượng, càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, buộc phải cầm súng kháng chiến thì việc thi đua nhằm tạo ra xung lực mới lúc này để vừa vượt qua khó khăn hiện thời, vừa góp phần giải quyết toàn diện những vấn đề của kháng chiến trường kỳ, không chỉ có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi, mà còn chứa đựng những giá trị nhân văn là tạo ngay ra lượng vật chất, tinh thần để "cấp cứu” tình trạng suy kiệt về thể chất của một dân tộc trước sự áp bức, bóc lột đến xương cùng, tủy tận của lũ thực dân đế quốc, phong kiến suốt 90 năm qua. Từ hiệu triệu của "Lời kêu gọi…” cả nước đã dấy lên phong trào người thi đua, ngành ngành thi đua, cả nước thi đua mang lại kết quả to lớn là nhân dân ta đã có ăn, nạn đói được đẩy lùi, nhân dân ta có mặc, bộ đội có thêm lương thực, khí giới bước vào cuộc kháng chiến một cách vững vàng hơn…

Phát huy tính toàn dân

Giá trị nhân văn thứ hai của "Lời kêu gọi…” là tính nhân dân của phong trào thi đua. Đối tượng/lực lượng tham gia phong trào thi đua ái quốc là toàn dân, không phân biệt: "Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần trở nên một chiến sỹ đấu tranh… ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc”.

Tính nhân dân của phong trào TĐYN được thể hiện ở việc tổ chức cho các tầng lớp nhân dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ đóng góp vào công việc chung của đất nước, tùy theo sức lực của mình. Để đạt được mục đích thi đua, trong "Lời kêu gọi...”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ "Cách làm là dựa vào: "Lực lượng của dân/Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước lần thứ 4 (30/12/1966).

Việc xác định chủ thể của phong trào thi đua ái quốc là nhân dân, toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc này là nhất quán quan điểm về lực lượng cách mạng được xác định từ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng khi thành lập là quần chúng công nông. Quan điểm này mang tính cách mạng trong nhận thức về xác định lực lượng của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của đế quốc thực dân và phong kiến tay sai, xây dựng chế độ mới XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính nhân văn sâu sắc của quan điểm này là ở chỗ, quần chúng công nông từ địa vị nô lệ - đối tượng bị áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng thành chủ lực quân, chủ nhân của sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ. Và phong trào thi đua là phong trào của tất cả các tầng lớp nhân dân, sẽ trực tiếp mang lại quyền lợi cho chính quần chúng công nông và hết thảy các tầng lớp nhân dân…

Tính nhân văn trong việc xác định lực lượng/thành phần tham gia phong trào thi đua của "Lời kêu gọi…” giúp cho mỗi người, mọi người dân Việt Nam yêu nước không chỉ nhận rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình, mà còn làm bật dậy lòng tự hào, tự tôn địa vị của mỗi giai tầng trong sự nghiệp cách mạng chung này.

Thi đua trên mọi mặt trận

Giá trị nhân văn thứ ba của "Lời kêu gọi…” thể hiện ở tính toàn diện của phong trào thi đua. Nhiệm vụ cách mạng lúc này cũng như bất cứ thời kỳ lịch sử nào của cách mạng cũng phải được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, chỉ có như vậy thì mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mới có thể hoàn thành. Chủ tịch Hồ Chủ tịch kêu gọi, "Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”, "Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp; Đồng bào công nông thi đua sản xuất; Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh; Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự nhân dân; Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng”. Tính nhân văn là ở chỗ, không chỉ chiến trường mới là mặt trận, không chỉ trực tiếp cầm súng chiến đấu mới là chiến sĩ, không chỉ bộ đội mới đánh giặc mà mọi người, dù hoạt động ở mặt trận nào (kinh tế, chính trị, văn hóa…) lúc này nếu thi đua mang lại kết quả cao đều là những người yêu nước, đều trực tiếp góp phần xứng đáng của mình vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi ở tất cả các lĩnh vực, làm cho từng lĩnh vực đều phát triển, đóng góp nhiều hơn cho kháng chiến, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đều nâng lên hơn trước. Điều này thể hiện sâu sắc ý nghĩa tính chất toàn diện của cuộc kháng chiến đã được Đảng xác định. Vì thế, mọi công dân, mọi ngành đều hăng hái đem hết khả năng mà thi đua ái quốc. Đó là nguồn lực tổng hợp tham gia vào công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mỗi con người

Giá trị nhân văn thứ tư của "Lời kêu gọi…” là tính văn hóa của phong trào thi đua - TĐYN. Mặc dù không trực tiếp nhắc đến văn hóa thi đua nhưng qua gần 500 từ, "Lời kêu gọi thi đua ái quốc” toát lên tính văn hóa của một phong trào TĐYN. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định không chỉ ở mục đích thi đua, cách tổ chức, quan hệ, thái độ trong TĐYN mà chính từ trong phong trào thi đua ấy mà rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mỗi người, mỗi đơn vị tham gia. Quan điểm xuyên suốt của Bác là thi đua mang lại cả ích nước lẫn lợi nhà nên thân ái, đoàn kết giúp đỡ cùng thi đua để đạt được thành tích cao, giúp đỡ những người và những nhóm còn kém theo kịp mức cao hiện nay. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua là đoàn kết, thi đua để tăng cường đoàn kết, có đoàn kết mới đẩy mạnh thi đua. Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ. Chiến sĩ thi đua là những người mới, những người luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc. Thi đua có văn hóa hay là tính văn hóa trong thi đua là những giá trị nhân văn thể hiện ở cả hai phương diện, đó là giá trị về sản phẩm tạo ra và là tinh thần cố kết cộng đồng ngày càng gắn bó hơn. Từ phong trào thi đua mà mỗi người dù ở ngành nào, giới nào, lĩnh vực có khác nhau đi nữa thì đều là bộ phận hữu cơ không thể tách rời, cùng hướng về đích chung lúc này là diệt được "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, tiến tới độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho mọi người.

Giá trị nhân văn của "Lời kêu gọi…” còn thể hiện ở niềm tin vững chắc vào tinh thần ái quốc mà thi đua của con người Việt Nam đang nung nấu khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong công cuộc cách mạng vô sản mà Bác Hồ đã chọn…

Những giá trị nhân văn của "Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện tình yêu thương, quý trọng, quan tâm và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định: "Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi trong thi đua ái quốc”.

Giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng những ý nghĩa của phong trào thi đua ái quốc lên tầm cao mang tính nhân văn cách mạng. Tính nhân văn ở đây không chỉ bị giới hạn trong khuôn khổ giải quyết vấn đề cần kíp trước mắt mà giúp mỗi người dân Việt Nam đương thời đang đói ăn, khát uống, thiếu học hành, mất tự do, độc lập trong cái xã hội thuộc địa tăm tối ấy hiểu được bổn phận, trách nhiệm lâu dài, nặng nề của mình trước sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người cao cả. Đó là giá trị nhân văn cách mạng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh: đem sức dân mà giải phóng cho dân, xây dựng một xã hội của dân, do dân và vì dân…


Trích theo Tạp chí Cộng sản.vn


Các tin khác


Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch và dự án Luật Trồng trọt.

(HBĐT)-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 23/5, các đại biểu Quốc hội tiến thành thảo luận ở Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch và Dự án Luật Trồng trọt.

QH thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch

Chiều 23.5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Năm, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch. Tiếp đó, QH thảo luận tại tổ về dự án luật này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các đại biểu Công đoàn Quân đội

Chiều 23-5, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư, gặp mặt 80 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 370 đại biểu về dự Ðại hội Công đoàn Quân đội lần thứ 9, nhiệm kỳ 2018-2023.

Huyện ủy Cao Phong tổ chức hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020

(HBĐT) – Chiều ngày 23/5, Huyện ủy Cao Phong tổ chức hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ  2015-2020; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH, BTV Huyện ủy. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghị.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, góp phần đắc lực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

(HBĐT)- Chiều 23/5, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hòa Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, những tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2018. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2018

(HBĐT)- Sáng 22/5/2018, ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã làm việc tại tổ để thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình thuộc tổ thảo luận số 16 gồm các tỉnh Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục