1. Đề nghị Chính phủ nắm chắc tình hình dịch bệnh trên thế giới, đưa ra các kịch bản đề xuất giảm chỉ tiêu tăng trưởng trình QH ở thời điểm thích hợp. Đại biểu cũng cho rằng, trong điều kiện này, năm 2020 tăng trưởng đạt một nửa so với kế hoạch là tốt rồi.
2. Do thu ngân sách sẽ thấp đi rất nhiều so với dự toán kế hoạch năm. Đề nghị Chính phủ trình QH giảm nhiệm vụ chi, trong đó giảm chi thường xuyên, tiết kiệm hội họp, bỏ dự toán đi nước ngoài, phù hợp với khả năng thu ngân sách, đảm bảo đủ nguồn chi cho những dự toán đã thực hiện và chi hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ, chi hỗ trợ doanh nghiệp.
3. Trong điều kiện hiện nay, khi chưa xây dựng được kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, kế hoạch tài chính 5 năm, nguồn thu giảm so với kế hoạch và còn ảnh hưởng đến phát triển KT-XH từ dịch Covid các năm sau. Nguồn thu 2021 còn khó dự đoán nên đề xuất của Chính phủ về ổn định thời kỳ ngân sách tăng lương theo lộ trình cho người có công, các đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí để đảm bảo an sinh xã hội.
4. Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, khởi công các công trình lớn từ nguồn đầu tư công và nguồn ngoài ngân sách, thúc đẩy nhanh dòng tiền vào xã hội. Cho phép thực hiện song song nhiều thủ tục đầu tư trong cùng một thời điểm như dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) sắp được thông qua. Ngoài ra, Chính phủ cần rà soát những vướng mắc về thủ tục đầu tư để tháo gỡ kịp thời. Thực hiện giải quyết thủ tục đầu tư song song không chỉ ở Luật Xây dựng mà nên áp dụng ở cả các luật khác như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch… Song mỗi giai đoạn thì được tích hợp đồng bộ và hoàn chỉnh thủ tục các dự án có nhiều sự chồng chéo giữa các luật với nhau và chồng chéo ngay trong một luật, không biết thủ tục nào làm trước, thủ tục nào làm sau như Luật Đất đai.
5. Trong hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid, đại biểu cũng cho rằng việc hỗ trợ thời điểm này là phù hợp. Các doanh nghiệp đã cầm cự thời gian khá dài từ sau Tết Nguyên đán đến nay lo duy trì sản xuất, lương công nhân, lo giữ người lao động, lo giữ quan hệ thương mại, sản xuất… Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn càng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là du lịch, vận tải, xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, 85,5% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Do vậy, đại biểu đề nghị dùng các chỉ số của doanh nghiệp cuối năm 2019 (doanh thu, thu nhập, nộp thuế, số người lao động…) để hỗ trợ tại thời điểm này. Nếu chúng ta dùng chỉ số năm 2020 thì đến năm 2021 doanh nghiệp mới được hỗ trợ.
Thực tế, Chính phủ đã dùng số liệu giảm nghèo năm 2019 để hỗ trợ ngay cho người nghèo, người cận nghèo là điều đúng đắn.
Nội dung quan trọng này sẽ được QH tiếp tục cho ý kiến trong cả ngày 15/6 tới.
Bùi Hiển (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh) - P.V (TH)