Thứ nhất, đội ngũ cán bộ công chức người DTTS trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh có vai trò quan trọng trong xây dựng chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan trong tỉnh, bảo đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Hai là, đội ngũ cán bộ cơ sở DTTS trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với việc tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh. Thực tiễn cho thấy, một tỉnh miền núi nơi có rất nhiều đồng bào các DTTS sinh sống; ở đó cũng là nơi diễn ra các vấn đề liên quan đến DTTS và là nơi tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS của tỉnh là một trong những nhiệm vụ thể hiện vai trò của đội ngũ cán bộ công chức là nười DTTS trong tỉnh hiện nay.
Do đặc điểm về địa hình, dân cư, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, những điều kiện khách quan, chủ quan nên các vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta ở vùng miền núi, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định CT-XH, tăng cường quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức người DTTS trong cơ quan hành chính phải là một yếu tố quan trọng trong tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS của tỉnh hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới.
Để thực hiện tốt vai trò quan trọng trong tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS của tỉnh Hòa Bình, đội ngũ cán bộ người DTTS trong tỉnh phải đi sâu nghiên cứu, nắm vững đặc điểm, tình hình mọi mặt ở vùng đồng bào DTTS, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc và các chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức lực lượng tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS với chất lượng và hiệu quả cao.
Ba là, đội ngũ cán bộ công chức là người DTTS của tỉnh Hòa Bình có vai trò quan trọng trong góp phần thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng ở cơ sở, nhất là ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đặc điểm, tình hình địa bàn, dân cư, đặc điểm, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh…, nên công tác vận động quần chúng thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là một trong những nội dung hoạt động của các tổ chức, các lực lượng trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hòa Bình. Theo đó, đội ngũ cán bộ công chức là người DTTS là một trong những lực lượng có vai trò quan trọng trong góp phần thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng ở cơ sở. Để thực hiện tốt vai trò này, đội ngũ cán bộ công chức là DTTS phải đi sâu nghiên cứu, nắm vững đặc điểm, tình hình mọi mặt ở vùng đồng bào DTTS liên quan đến công tác dân vận để xác định cụ thể về mục đích, yêu cầu, lựa chọn nội dung, đổi mới hình thức, biện pháp, tổ chức lực lượng tham gia thực hiện công tác vận động quần chúng.
Trong những năm qua, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những quyết sách đúng đắn của tỉnh, đội ngũ cán bộ người DTTS đã tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, đảm bảo sự lãnh đạo, điều hành quản lý, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh. Công tác quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS thông qua đào tạo, bồi dưỡng đã thể hiện kết hợp đào tạo cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Công tác quản lý, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ người DTTS từng bước được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng. Số lượng công chức cấp tỉnh người DTTS cụ thể từ năm 2012 đến 2019 như sau:
Bảng:Về công chức cấp tỉnh chia theo dân tộc của tỉnh Hòa Bình
Năm |
Tổng số |
Một số cơ quan có số lượng nhân lực chiếm tỷ lệ cao |
||||||||
Sở GD&ĐT |
Sở Y tế |
Sở KH&ĐT |
Sở XD |
Sở GTVT |
Sở LĐTB&XH |
Sở Nội vụ |
Sở Tàichính |
Sở nông nghiệp và PTNT |
||
2012 |
DT Kinh |
52 |
22 |
40 |
35 |
63 |
45 |
37 |
56 |
216 |
DTTS |
6 |
42 |
9 |
8 |
6 |
14 |
24 |
12 |
96 |
|
2015 |
DT Kinh |
46 |
45 |
36 |
33 |
60 |
43 |
33 |
52 |
206 |
DTTS |
9 |
21 |
14 |
9 |
8 |
14 |
27 |
16 |
101 |
|
2017 |
DT Kinh |
43 |
42 |
35 |
31 |
57 |
41 |
28 |
48 |
201 |
DTTS |
8 |
22 |
16 |
9 |
10 |
17 |
27 |
16 |
97 |
|
2019 |
DT Kinh |
42 |
42 |
33 |
29 |
57 |
38 |
29 |
50 |
203 |
DTTS |
7 |
22 |
16 |
10 |
9 |
18 |
25 |
12 |
81 |
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, do đó rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị. Đó là: Số lượng cán bộ là người DTTS còn ít, phân bố chưa thực sự đồng đều, đa số công tác ở các đoàn thể, tổ chức CT-XH; tỷ lệ cán bộ nữ người DTTS còn ít; trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị còn nhiều hạn chế. Công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Vậy để phát huy tốt hơn nữa vai trò của cán bộ công chức người DTTS trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt quan điểm của Đảng, mỗi tỉnh, ban, ngành cần chủ động tạo nguồn công chức người DTTS trên cơ sở phân tích vị trí quy hoạch và tạo nguồn tại chỗ ở địa phương. Thứ hai, đổi mới chính sách, nội dung và phương pháp đào tạo công chức người DTTS. Thứ ba, đào tạo công chức người DTTS phải gắn với tuyển dụng, trọng dụng, bổ nhiệm. Thứ tư, có chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút công chức người DTTS giỏi phục vụ cho cơ sở. Thứ năm, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công chức người DTTS.
Th.s Dương Thị Thu Hường