(HBĐT) - Sáng 27/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết một số cơ chế đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và các ĐBQH: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh dự phiên thảo luận.

 


Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến.

Tham gia thảo luận trực tuyến, đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có ý kiến đóng góp vào các nội dung dự thảo nghị quyết. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung ý kiến của đại biểu Hoàng Đức Chính tại phiên thảo luận.

Trước hết, tôi nhất trí về sự cần thiết và nội dung các dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế. Những cơ chế này nhằm thể chế hoá các nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo nguồn lực cho các địa phương phát triển. Sau đây, tôi phát biểu ý kiến cụ thể như sau:

Thứ nhất, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu phân cấp chung cho tất cả các tỉnh, thành phố về cơ chế quản lý đất đai; quản lý quy hoạch và quản lý, sử dụng rừng như các địa phương thực hiện thí điểm. Vì đây cũng là những vướng mắc, bất cập trong phát triển kinh tế của tất cả các địa phương trong cả nước. Nếu các địa phương có những cơ chế phân cấp này sẽ góp phần rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, bao gồm cả dự án đầu tư công và dự án đầu tư ngoài ngân sách. Tôi cho rằng, đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, để có đầy đủ thông tin, làm căn cứ cho các ĐBQH biểu quyết thông qua các nghị quyết, tôi đề nghị Chính phủ có số liệu phân tích đánh giá tổng thể tác động của các cơ chế về tài chính - ngân sách đến tính an toàn, khả năng cân đối và vai trò chủ đạo của ngân sách T.Ư, khi thực hiện áp dụng cơ chế phân cấp cho các địa phương, nhất là trong điều kiện thu ngân sách T.Ư đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Đồng thời, đánh giá, phân tích tác động của cơ chế vay và việc nâng trần mức vay cho các địa phương đến sự an toàn nợ công quốc gia.

Thứ ba, về hiệu lực thi hành của nghị quyết, tôi đề nghị các nghị quyết áp dụng thí điểm cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương đến năm 2025, để phù hợp với Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025. Sau đó tiến hành tổng kết, đánh giá làm cơ sở tiếp tục thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

                                                                            

Các tin khác


Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ Bùi Đức Hinh dự lễ khai giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh

(HBĐT) - Sáng 26/10, tại trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh Hòa Bình, khóa học 2021- 2023. Tham dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị Khu vực I, lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh ủy và Sở Nội vụ.

Chia sẻ kinh nghiệm về phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính

(HBĐT) - Chiều 25/10, được sự ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) Ngô Hải Phan và ông Besla Hegedus, Trưởng phòng Tư pháp-Pháp luật và Quản trị, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã chủ trì hội thảo trực tuyến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phân cấp trong giải quyết TTHC. Tham dự tại các điểm cầu trực tuyến có đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng UBND huyện Đà Bắc và  TP Hòa Bình.

Đảng ủy Quân sự tỉnh: Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy thông qua hội thi Bí thư chi bộ giỏi

(HBĐT) - Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2021 vừa được Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức là một sự khẳng định chắc chắn vai trò quan trọng của cấp ủy trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo QP-AN của địa phương. Trong đó, vai trò của tổ chức Đảng, đảng viên và người đứng đầu cấp ủy là nòng cốt trong mọi phong trào, hoạt động, nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao.

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cảnh sát cơ động, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ Ba (26/10), các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc: Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng Hình sự phù hợp với phương châm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”

(HBĐT) - Ngày 25/10, trong khuôn khổ ngày làm việc thứ 5, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã tiến hành phiên thảo luận trực tuyến về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Xung quanh dự thảo Luật này, đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có nhiều ý kiến đóng góp vào một số nội dung liên quan. Nội dung như sau:

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

(HBĐT) - Sáng 25/10, tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 5, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiến hành thảo luận tổ dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên thảo luận tại điểm cầu tỉnh. Dự phiên thảo luận có các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục