Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023. Luật quy định rõ quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt... Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 được công bố gồm 6 chương, 34 điều. Luật này được đánh giá đã khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994. Đồng thời, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, gắn kết chặt chẽ với phát triển KT-XH của đất nước.

So với Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có những điểm mới như sau:

1. Hoàn thiện quy định về công trình lưỡng dụng

Theo Điều 7 của Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định:

Một, công trình lưỡng dụng là công trình sử dụng cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự, gồm công trình dân sự có tính lưỡng dụng và công trình quốc phòng sử dụng lưỡng dụng, được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chuyển đổi, bổ sung mục đích sử dụng.

Hai, cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư, dự án công trình dân sự có tính lưỡng dụng có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng về tính lưỡng dụng của công trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ba, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình lưỡng dựng có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thiết kế, hoàn công và phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng để đăng ký danh mục, phân loại, phân nhóm, quản lý hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Bốn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng, bãi bỏ sử dụng lưỡng dụng đối với công trình quốc phòng.

Năm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định có thời hạn việc chuyển công trình lưỡng dụng từ sử dụng cho mục đích dân sự sang sử dụng cho mục đích quân sự trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Sáu, việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như sau:

Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích dân sự được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan và được lập hồ sơ quản lý, thống kê, kiểm kê công trình theo quy định tại Điều 10 và Điều 14 của Luật này;

Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng được quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật này;

Trường hợp công trình lưỡng dụng sử dụng đồng thời cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự thì chủ sở hữu công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức việc quản lý, bảo vệ công trình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

Việc cải tạo, sửa chữa công trình dân sự có tính lưỡng dụng làm thay đổi công năng sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.

Bảy, việc thay đổi chủ sở hữu hoặc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và được phép của cấp có thẩm quyền.

Tám, Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng công trình lưỡng dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình dân sự sang công trình lưỡng dụng.

(Còn nữa)



Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Đoàn công tác Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 8/8, đoàn công tác Bộ Nội vụ - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ do đồng chí Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về công tác CCHC của tỉnh. Tham gia đoàn có lãnh đạo và chuyên viên các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ.

Huyện Đà Bắc phấn đấu năm 2024 kết nạp 170 đảng viên

Ngày 8/8, Huyện ủy Đà Bắc tổ chức hội nghị giao ban chuyên đề đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng 7 tháng năm 2024. 

Chi bộ khu 4 (thị trấn Cao Phong): Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên

Đưa chúng tôi đi thăm con đường nội khu mới mở rộng, rãnh thoát nước được xây kiên cố, có nắp đậy sạch sẽ, đồng chí Nguyễn Chí Thêm, Phó Bí thư Chi bộ khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chia sẻ: Với phương châm đảng viên phải đi trước để làng nước theo sau, khi Nhà nước có chủ trương mở rộng, nâng cấp tuyến đường từ quốc lộ 6 đi xóm Bưng 2 và đi xã Hợp Phong có đoạn qua địa bàn khu thì đảng viên Chi bộ khu 4 đã tự nguyện hiến đất, đập tường bao, xây lùi tường bao vào để thi công tuyến đường.

Đoàn công tác của Bộ Nội vụ làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình

Chiều 7/8, trong chương trình kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, đoàn công tác do đồng chí Ngô Quang Phát, Phó vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ làm trưởng đoàn đã làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (TTPVHCC) tỉnh. Làm việc với đoàn có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ; Văn phòng HĐND&UBND các huyện Lương Sơn, Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn và TP Hòa Bình.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền

Ngày 7/8, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024 cho lãnh đạo, cán bộ 14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ và lãnh đạo, phóng viên 60 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương. Các đồng chí: Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ dự và đồng chủ trì hội nghị.

Đảng bộ xã Suối Hoa: Lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế

Suối Hoa là xã thuộc khu vực III của huyện Tân Lạc. Xã có 8 xóm, 879 hộ, trên 4.000 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng bộ xã đã khẳng định vai trò là hạt nhân lãnh đạo toàn diện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục