Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

(HBĐT) - Ngày 30/9, UBND Tỉnh đã tổ chức hội thảo " Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng". Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đến dự; đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì hội thảo.

 

Tham dự hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu giảng dạy, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, các viện nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực văn hóa dân gian, lãnh đạo sở VH - TTDL các tỉnh Gia Lai, Phú Thọ, Thanh Hóa và đại diện Nghệ nhân cồng chiêng trong tỉnh. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.  

Báo cáo đề dẫn tại Hổi thảo nêu rõ: cồng chiêng dân tộc Mường có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Âm nhạc của cồng chiêng dân tộc Mường thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng, từ việc chọn ciêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn di sản văn hóa công chiêng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm từ những thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thu âm, ký âm được 50 bản nhạc các bài chiêng Mường. Năm 2010, sở VHTTDL tỉnh đã thực hiện đề tài "kiểm kê số lượng cồng chiêng và một số điệu sắc bùa của người Mường tỉnh Hòa Bình" đã thống kê được 9.960 chiếc chiêng thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân tộc Hòa Bình.

 

Tham dự hội thảo, các đại biểu đã  tham luận đánh giá về yếu tố văn hóa, nghệ thuật cồng chiêng trong đời sống văn hóa của người Mường. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường. Những vấn đề thực tiễn trong quản lý văn hóa cồng chiêng. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát  huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường và các dân tộc có sử dụng cồng chiêng trong đời sống văn hóa. Các đại biểu cũng tập trung chỉ ra những giải pháp để bảo tồn văn hóa cồng chiêng Hòa Bình. Trong đó, nhiều ý kiến khẳng định: tỉnh cần sớm chính thức kiểm tra toàn bộ số lượng cồng chiêng trên cơ sở đó có được nhận diện đích thực nhất về giá trị văn hóa cồng chiêng. Từ đó, lập hồ sơ ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Ngoài ra, các đại biểu cũng kiến nghị phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng. Tiếp tục phục hồi và gìn giữ các lễ hội văn hóa dân gian để tạo môi trường cho trình diễn, trình tấu cồng chiêng. Tổ chức lại một số dàn chiêng sắc bùa tại các huyện, thành phố. Tổ chức truyền dạy đánh chiêng và âm nhạc cồng chiêng. Có chính sách vận động toàn dân tham gia bảo vệ, gìn giữ  cồng chiêng.

                                                                               

 

                                                                     Phương Linh.

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục