Lãnh đạo huyện Yên Thuỷ kiểm tra tiến độ xây dựng các công trình thuỷ lợi.

Lãnh đạo huyện Yên Thuỷ kiểm tra tiến độ xây dựng các công trình thuỷ lợi.

(HBĐT) - Từ trung tâm thành phố Hoà Bình, vượt qua chặng đường hơn 90 km, chúng tôi đã có mặt tại chùa Hang, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) trong một buổi sớm mùa thu cuối tháng 9. Dưới vòm hang mát lạnh, các ông bà cao niên xã Yên Trị đang cùng say sưa ôn lại kỷ niệm những tháng ngày tiếp lương, nuôi bộ đội khi chùa Hang trở thành nơi đóng quân của sở chỉ huy Bộ tư lệnh Đại đoàn Đồng Bằng (F320) trong những năm 1950 - 1952.

 

Với địa thế quan trọng nối Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, Yên Thuỷ đã trở thành công sự thiên nhiên vững chắc, che chắn, bảo vệ cho hàng vạn cán bộ, bộ đội, dân công. Từ các chị phụ nữ xã Ngọc Lương thức thâu đêm nắm cơm cho bộ đội trước khi lên đường, cho đến các cụ phụ lão cứu quốc ở Phú Thịnh (nay là xã Lạc Thịnh) ủng hộ bộ đội hàng trăm cây tre làm cáng hay mỗi hộ dân xã Quang Minh (nay là Ngọc Lương, Yên Trị) đã chuẩn bị gạo, gà, cả túi gạo rang cho bộ đội... Nhân dân Yên Thuỷ thi đua lao động sản xuất, chắt chiu thành quả lao động để gửi ra chiến trường từng cân gạo ân tình. Với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến”, những người mẹ, người vợ đã gạt nước mắt động viên chồng con đi bộ đội. Chỉ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Yên Thuỷ đã động viên 287 thanh niên lên đường nhập ngũ trực tiếp tham gia chiến đấu, đóng góp được hơn 130.000 lượt dân công phục vụ chiến trường và ủng hộ gần 800 tấn thóc, hơn 2.000 con trâu, bò, hàng vạn cây tre, bương cho chiến trường. Đồng thời bảo vệ an toàn, giúp đỡ tận tình các cơ quan, bộ đội, kho tàng về xây dựng căn cứ. Những đóng góp thiết thực và giá trị của Yên Thuỷ đã được Nhà nước ghi nhận bằng danh hiệu Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp.

 

Đánh đuổi thực dân đế quốc Pháp xâm lược, cùng với nhân dân toàn tỉnh, người dân Yên Thuỷ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước. Ngày 17/8/1964, xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh phát triển KT-XH miền núi, huyện Yên Thuỷ được thành lập. Yên Thuỷ được đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế với diện tích đất canh tác rộng, tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú. Tuy nhiên, huyện cũng gặp nhiều khó khăn như hạn hán, mưa lũ, đất đai khô cằn. Khắc phục trở ngại đó, những năm gần đây, Yên Thuỷ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hồ chứa nước có dung tích lớn, hệ thống kênh, mương. Chủ động được nước tưới, Yên Thuỷ đang duy trì tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 11.000 ha. Trong đó, năng suất, sản lượng cây lương thực đều thực hiện vượt kế hoạch và năm sau tăng trên 10% so với năm trước. Ngoài diện tích cấy lúa đảm bảo an ninh lương thực, một số loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đang phát triển trên đồng đất Yên Thuỷ như: lạc, đậu tương, rau, đậu thực phẩm. Chủ động được nguồn thức ăn từ trồng trọt là điều kiện thuận lợi để Yên Thuỷ tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô hàng hoá. Toàn huyện duy trì trên 17.000 con trâu, bò; nhiều nơi mạnh dạn đầu tư mở rộng nuôi nhím, bồ câu, thỏ, chó, ong... cho thu nhập cao. Hình thức chăn nuôi theo mô hình trang trại tăng trưởng nhanh cả về quy mô và số lượng.

 

Trao đổi về định hướng phát triển kinh tế của huyện Yên Thuỷ, đồng chí Đinh Quốc Liêm, Bí thư Huyện uỷ khẳng định: Song song với  tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, những năm gần đây, Yên Thuỷ  đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển CN-TTCN - dịch vụ, đưa cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành CN-TTCN - dịch vụ. Hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện, giao thông, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế. Trong đó, khẩn trương giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Lạc Thịnh có diện tích 220 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 378 triệu EURO. Việc phát triển kinh tế đảm bảo quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững, thúc đẩy hoạt động văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

 

5 năm gần đây, kinh tế Yên Thuỷ đã đạt được mức tăng trưởng khá, trung bình tốc độ tăng trưởng 11,51%, vượt kế hoạch 2,51%. Kinh tế phát triển đã nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 15%; 99% hộ dân đã được dùng điện lưới quốc gia; 80% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư xây dựng, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục, CSSK nhân dân.

 

Tiếp tục triển khai cơ giới hoá nông nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư, xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội, Yên Thuỷ đang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 là 19,8%. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm còn 27%; công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 73%. Thu nhập bình quân năm 2015 phấn đấu đạt 27,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Toàn huyện sẽ có trên 16% số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.

 

                                                                               Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cắt băng khai trương triển lãm thành tựu KT – XH tỉnh Hòa Bình.
Xã Nà Phòn (Mai Châu) giữ gìn ngề dệt thổ cẩm.
Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.
Các đoàn diễu hành vào sân vận động qua khán đài A

Tấm lòng Bác Hồ với quân và dân các dân tộc Hòa Bình

(HBĐT) - Trải qua 125 năm thành lập tỉnh, một chặng đường dài thăng trầm của buổi đầu được gọi tỉnh Mường, đến nay, tỉnh ta từ ngày có Đảng đã có một gương mặt mới, một hình thái mới với sự phát triển không ngừng.

Sức sống mới trên quê hương Mường Động

(HBĐT) - Khi tôi sinh ra đã được đắm mình trong làn điệu dân ca Mường đằm thắm trữ tình trong lời ru của mẹ. Trong lời ru ấy có tên đất, tên mường, có danh lam, thắng cảnh, phong tục, tập quán và có cả sức sống quật cường của người dân Mường Động - một trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đã vượt qua bao gian khó để chống giặc ngoại xâm, chung sức, chung lòng đứng lên xây dựng đời sống no ấm. Những ký ức đẹp ấy đã tiếp bước tôi đi cùng năm tháng. Khi đã trưởng thành, dù ở nơi đâu, tôi vẫn luôn hướng về vùng đất “chén vàng”.

Triển khai công tác chỉ đạo tổ chức Đại hội Hội CCB cấp cơ sở

(HBĐT) - Ngày 29/9, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh triển khai công tác chỉ đạo tổ chức Đại hội Hội CCB cấp cơ sở, tiến tới đại hội Hội CCB khối các cơ quan tỉnh lần thứ IV, Đại hội Hội CCB tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 2012 – 2017).

Mai Châu: 365 đoàn viên thanh niên được kết nạp Đảng trong 3 năm

(HBĐT) - Ngày 29/9, UBND huyện Mai Châu đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 14-Ctr/TU, ngày 31/10/2008 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 27/5/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH”.

Thành phố trẻ viết tiếp trang sử hào hùng

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình tiền thân là thị xã Hòa Bình được thành lập ngày 5/9/1896. Trải qua 125 năm xây dựng và phát triển, thành phố Hòa Bình luôn phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đi đầu trong các phong trào đấu tranh chống xâm lược và xây dựng, phát triển thành phố trong giai đoạn mới.

Cấp bách triển khai phòng - chống cơn bão số 5

(HBĐT) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão NESAT (cơn bão số 5) đang di chuyển về phía biển Đông. Đây là cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, rất nguy hiểm đối với tầu thuyền đang hoạt động ở khu vực giữa và Bắc biển Đông. Ngoài ra bão NESAT (cơn bão số 5) có thể đổ bộ trùng với thời điểm đợt gió mùa đông bắc mạnh tràn xuống sẽ gây mưa rất lớn diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục