Quang cảnh một góc của “chốt thép” Lũng Vân hôm nay.

Quang cảnh một góc của “chốt thép” Lũng Vân hôm nay.

(HBĐT) - Có quá nhiều đổi thay so với thời điểm cách đây hơn một năm khi chúng tôi về Lũng Vân (Tân Lạc). Dù ở nơi “chốt thép” anh hùng vẫn còn vẹn nguyên những câu chuyện đánh giặc năm xưa được kể như tiếng rì rào của sóng lúa xanh giữa chập trùng rừng núi.

 

Ông Hà Văn Tơ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, quân và dân xã Lũng Vân đã có những đóng góp tích cực trong chiến đấu ngăn chặn máy bay Mỹ ném bom phá hoại, đề phòng gián điệp, biệt kích xâm nhập... Nổi bật là những chiến công truy bắt giặc lái nhảy dù xuống khi máy bay của chúng bị lưới lửa phòng không của nhân dân ta tiêu diệt trong khoảng thời gian từ tháng 12/1971 đến tháng 5/1972. Theo đó, vào hồi 13h30 ngày 18/12/1971, nhiều tốp máy bay địch đánh phá miền Bắc bị lực lượng phòng không của ta đánh trả quyết liệt đã tháo chạy qua bầu trời Lũng Vân, trong đó có một chiếc bốc cháy, sau khi phát hiện tên phi công nhảy dù về khu vực Làn Khoái. Xác định vị trí, lực lượng dân quân xã đã nhanh chóng triển khai lực lượng tổ chức vây bắt. Đồng thời, khẩn trương triển khai lực lượng chiếm lĩnh các điểm cao, sẵn sàng đánh trả máy bay địch đến cứu, tạo thế bao vây dày đặc không cho địch chạy thoát. Đến sáng ngày 19/12/1971, lực lượng dân quân xã Lũng Vân đã phát hiện, bắt được tên thiếu tá phi công Mỹ. Nói về chiến công đó, ông Chủ tịch xã nhấn mạnh: thắng lợi đó đã góp phần tôi rèn LLVT và nhân dân kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu và phối hợp chiến đấu, tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc.

Kinh nghiệm thực tiễn đó đã được phát huy trong phối hợp tổ chức vây bắt giặc lái Mỹ và chiến đấu đánh trả máy bay địch giải cứu phi công vào ngày 11/5/1972. Trận đánh này cho đến giờ vẫn là câu chuyện mà ông Đinh Duy Nhiễu ở xóm Hượp 2, nguyên là xã Đội trưởng, người trực tiếp tham gia trận đánh thường kể lại với ký ức hào hùng. Nhấp môi chén nước chè ngọt, ông xã Đội trưởng năm xưa chậm rãi kể: Khoảng chập tối ngày 11/5/1972, nhận được tin báo nhân dân xã Bắc Sơn bắt được dù rơi, Đảng ủy xã đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp, thống nhất nhận định tình hình, bàn kế hoạch tác chiến. Theo đó, trung đội dân quân cơ động  được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của xã Đội trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng hành quân, chủ động hiệp đồng chiến đấu với các xã bạn, vây bắt bằng được giặc lái. Sau khi nhận lệnh chiến đấu, toàn bộ trung đội dân quân cơ động của xã đã hành quân đến điểm tập kết. Khi ấy cũng vừa lúc máy bay địch gầm rú, quần thảo trên đầu tìm kiếm phi công. Trước tình hình đó, trung đội đã chia làm 2 mũi truy tìm tên phi công đang ẩn náu dưới tán rừng rậm rạp. Sáng ngày 12/5, lực lượng dân quân xã Bắc Sơn bắt được tên phi công trong một hang đá. Tên còn lại vẫn còn ngoan cố lẩn trốn chờ cứu viện. Trong khi đó, hàng trăm lượt máy bay phản lực AD6, OV10 của địch trút bom, đạn xuống trận địa nhằm ngăn cản bước tiến của ta, làm 3 chiến sỹ hy sinh, 11 chiến sỹ bị thương. Lực lượng tham gia vây bắt chỉ còn hơn một nửa nhưng cả trung đội vẫn tiếp tục bám trận địa, bám sát mục tiêu, kiên quyết đánh trả máy bay địch. Cuộc chiến kéo dài suốt ngày, đêm nhưng các chiến sỹ trung đội dân quân cơ động xã Lũng Vân vẫn bí mật bám từng sợi dây, mỏm đá, áp sát mục tiêu. Đến sáng ngày 13/5/1972, tên phi công đã bị bắt cùng toàn bộ điện đài, vũ khí.

Trong cuộc chiến đấu đó đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng như trung đội trưởng Đinh Văn Quậng hy sinh trong tư thế tay còn cầm khẩu súng hướng về phía quân thù; chiến sỹ Đinh Thị Sựn dù bị thương nhưng vẫn băng qua lửa đạn cứu đồng đội và hy sinh khi đang băng bó vết thương cho đồng đội; nữ chiến sỹ Đinh Thị  ịm dù bị thương nhưng vẫn xin ở lại bằng được để tiếp tục chiến đấu... Bên cạnh đó còn có các cụ dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn vượt qua 7 tầng núi đá dựng đứng, xông qua lửa đạn, vận chuyển thương binh, tử sỹ về tuyến sau.

Nói về chiến công ấy, ông Hà Văn Tơ khẳng định: Những hình ảnh, chiến công anh hùng đó đã đi vào lịch sử của Lũng Vân như một huyền thoại. Hơn hết, những chiến công đó đã trở thành ngọn lửa truyền thống để các thế hệ người dân Lũng Vân tích cực tham gia đóng góp công sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Ghi nhận những chiến công đó, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, ngày 3/5/1976, quân và dân Lũng Vân đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ. Với thành tích đó, Lũng Vân đã trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

 

 

                                                                       Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục