Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm 1956 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. ảnh: t.l
(HBĐT) - Đến nay, sau 86 năm thành lập, hai chữ Đảng ta tuy rất đỗi gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết một cách ngọn ngành khái niệm Đảng ta, quá trình hình thành, ra đời của khái niệm này. Sau 12 kỳ đại hội và nhân dịp Đại hội XII của Đảng thành công tốt đẹp, kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam xin có một vài suy nghĩ về hai chữ Đảng ta.
Vào đầu năm 1949, trong Tập san Sinh hoạt nội bộ (tiền thân của Tạp chí Cộng sản ngày nay) số 13, xuất bản tháng 1/1949, đăng bài viết Đảng ta của Trần Thắng Lợi - bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một bài viết mà lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đi sâu giải thích vấn đề liên quan đến Đảng ta, mặc dù trước đó, ở một số bài nói, bài viết Bác cũng đã dùng khái niệm Đảng ta nhưng không lý giải sâu sắc như bài báo này của Bác. Trong bài báo của mình, Bác Hồ nhắc đến tình hình thế giới và kể về hoàn cảnh ra đời của Đảng, trong đó có đoạn viết, vào năm 1929,... “trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn...” “Một nước mà có ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau. Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng”... Sau cuộc bàn bạc sôi nổi và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một Đảng. Thế là “Đảng ta chân chính thành lập. Đó là ngày lịch sử mồng 6/1/1930”.
Đã từ lâu, cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhân dân thường dùng từ Đảng ta rất tự nhiên, không chút áp đặt, gượng gạo, dù người đó là đảng viên hay không. Đảng ta bao hàm nhiều ý nghĩa nhưng tất cả đều có ý nghĩa sở hữu thiêng liêng, thân thiết và gần gũi: Đảng của chúng ta, Đảng của dân tộc ta, Đảng của đất nước ta, Đảng của nhân dân ta. Như vậy, có thể nói,
Thứ nhất, cũng như phong trào cách mạng nước ta, quần chúng theo Đảng làm cách mạng, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, tìm con đường đem lại hạnh phúc cho nhân dân, ban đầu hoàn toàn tự phát, dần dần nhận thức, giác ngộ mới trở thành tự giác. Từ trong đêm trường trung cổ bỗng nhiên có những người đảng viên cùng khổ như mình chỉ ra đường lối cứu nước, cứu dân. Lập tức đông đảo công nhân, nông dân, thợ thuyền, người cùng khổ đi theo Đảng, thực hiện mục đích, lý tưởng của Đảng. Từ đó, dần dần các tầng lớp nhân dân lao động mặc nhiên thừa nhận chính đảng đó là đảng của mình: Đảng ta. Bởi Đảng đem lại tự do, độc lập cho đất nước, dân tộc và cho bản thân, gia đình mỗi người dân.
Thứ hai, vốn là một lãnh tụ có nhiều kinh nghiệm hoạt động cách mạng, lại rất tinh tế, nên chỉ sau khi lãnh đạo nhân dân làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giành được những thắng lợi đang tiến tới giai đoạn quyết định; Đảng Lao động Việt Nam chuẩn bị ra hoạt động công khai, tiến tới Đại hội II thì Chủ tịch Hồ Chí Minh mới viết bài trong đó gọi Đảng là: Đảng ta. Điều này vừa khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước nhà, vừa có ý để nhân dân lao động Việt Nam tự nguyện, tự giác thừa nhận Đảng của chính mình, không áp đặt.
Thứ ba, để phù hợp với tình hình, đặc thù là một nước phong kiến nửa thuộc địa, có hơn 95% số dân là nông dân, có những nét khác biệt với các đảng cộng sản, công nhân ở các nước tư bản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tổ chức Đại hội II, Đảng ra hoạt động công khai. Tại Đại hội này, để thực hiện những nhiệm vụ mới, Bác Hồ đã khẳng định trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội:“Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên Đảng Lao động Việt Nam...
Những năm tháng sau đó, Đảng lao động Việt Nam tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, đem lại hòa bình và bắt tay xây dựng miền Bắc XHCN, đấu tranh giành thống nhất nước nhà, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò không ai có thể thay thế.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đoạn mở đầu rất ngắn ngủi, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 5 lần dùng chữ Đảng ta. Và trước lúc đi xa, Bác Hồ còn dặn dò, khẳng định Đảng ta là một đảng cầm quyền.
Như vậy, với tất cả những gì Đảng Lao động Việt Nam trước đây cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay cống hiến, phấn đấu cho nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, Đảng xứng đáng được nhân dân Việt Nam tự hào gọi với cái tên thiêng liêng, trìu mến: Đảng ta.
Mặc dù lãnh đạo nhân dân giành những chiến công hiển hách, những thắng lợi vô cùng to lớn có ý nghĩa lịch sử, nhưng ở sau bất cứ chiến công, thắng lợi nào, Đảng ta đều chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, thiếu sót của mình để rút kinh nghiệm và sửa chữa, khắc phục nhằm luôn luôn hoàn thiện, đổi mới Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng ngày càng cao và nặng nề, mong mỏi của toàn Đảng, toàn dân. Chính vì thế, Đảng lấy tự phê bình và phê bình làm nguyên tắc hoạt động của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
Tuy nhiên, trong những năm qua và giờ đây, do nhiều nguyên nhân, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đại hội XII của Đảng vừa thành công tốt đẹp. Một lần nữa, Đảng thể hiện bản lĩnh chính trị, trí tuệ và sự sáng suốt khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, phẩm chất và đạo đức cách mạng, làm cho Đảng thật sự TS - VM, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Đại hội nhấn mạnh yêu cầu tăng cường sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng trên cơ sở Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nguyên tắc của Đảng; thường xuyên bồi đắp gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân - những phẩm chất cao quý, tốt đẹp, cốt lõi thể hiện bản chất và sức sống của Đảng. Đại hội khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, phẩm chất và đạo đức cách mạng, làm cho Đảng ta thật sự TS - VM, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nếu như ngày ấy Đảng ta được quần chúng nhân dân thừa nhận từ tự phát đến tự giác thì bây giờ sau Đại hội lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam càng phải thật sự nỗ lực bằng tất cả lực lượng, tinh thần, trách nhiệm, trí tuệ tiếp tục khẳng định vị trí của mình trước dân tộc, đất nước và mãi mãi xứng đáng với sự tôn kính, tin tưởng mà nhân dân ta đã dành cho Đảng.
Trích theo Tạp chí Xây dựng Đảng
(HBĐT) - Ngày 10/3, HĐND huyện Lạc Thủy khóa 18 đã tổ chức kỳ họp thứ 16 nhằm đánh giá tổng kết hoạt động của HĐND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016.
(HBĐT) - Ngày 11/3, tại xã Yên Bồng, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri xã Yên Bồng và xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) trước kỳ họp thứ 11 - Quốc hội khóa XIII. Tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri có đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu Bạch Thị Hương Thuỷ cùng lãnh đạo các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương.
(HBĐT) - Công đoàn ngành NN &PTNT hiện có 32 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 1.730 đoàn viên. Thực hiện mục tiêu chung: Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi - lao động sáng tạo” trên các lĩnh vực công tác của ngành... Tích cực tham gia quản lý, thực hiện quy chế dân chủ, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của CNVC -LĐ..., sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành lần thứ IV (2012-2017), Công đoàn ngành NN & PTNT đã có nhiều hoạt động thiết thực với vai trò là người bạn, người đại diện cho quyền lợi của đoàn viên.
(HBĐT) - Tăng cường tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị; tạo điều kiện để cán bộ, công chức (CB, CC), người lao động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh... Đó chính là những yếu tố cốt lõi, đóng vai trò tích cực góp phần nâng cao chất lượng công vụ tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở huyện Lạc Thuỷ thời gian qua.
(HBĐT) - Thời gian qua, Hội LHPN các cấp trong tỉnh luôn thực hiện tốt vai trò của mình với đội ngũ cán bộ, hội viên. Trong các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu, điển hình về tinh thần chịu thương, chịu khó, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống...
(HBĐT) - Nông dân trồng mía đường (mía nguyên liệu) ở xã Hào Lý và nhiều xã khác trên địa bàn huyện Đà Bắc như đang ngồi trên đống lửa. Mía đã trổ cờ, đơm lau, rỗng ruột xơ xác mà ngóng hoài chẳng thấy thu mua. Biết bao mồ hội, công sức có thể tiêu tan. Người dân và chính quyền đang mong mỏi Công ty Mía đường khẩn trương thu mua mía và có cơ chế hỗ trợ giảm bớt thiệt hại cho người nông dân