Đường giao thông nông thôn thôn An Thịnh, xã Long Sơn (Lương Sơn) đã được bê tông hóa.

Đường giao thông nông thôn thôn An Thịnh, xã Long Sơn (Lương Sơn) đã được bê tông hóa.

(HBĐT) - Về xã Long Sơn (Lương Sơn), chúng tôi bất ngờ trước diện mạo nông thôn đã đổi thay đáng kể. Những con đường liên thôn được rải bê tông, đường ngõ xóm khang trang, sạch sẽ, nhiều công trình phục vụ phát triển KT -XH được xây dựng.

 

Là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lương Sơn, địa hình xã Long Sơn phức tạp với 70% là đồi núi cao, dân cư phân bố rải rác, không đồng đều. Xã có 4 xóm, 957 hộ và 4.209 nhân khẩu. Trước đây khi chưa thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình xây dựng NTM, KT-XH chậm phát triển, người dân sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập chỉ đạt 5 triệu đồng /người/năm. 80% hộ gia đình được sử dụng điện. Tỷ lệ nhà dột nát chiếm 23,7%, hộ nghèo chiếm 13%. Các công trình hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trạm y tế xã, nhà văn hóa chưa được xây dựng.

 

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hợp Thung cho biết: “Thời điểm trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, giao thông là nỗi ám ảnh với mỗi người dân. 100% đường giao thông nông thôn tại xóm, xã, chủ yếu là đường đất, đá. Vào mùa mưa lũ, nhiều tuyến đường giao thông bị ngập úng, mọi hoạt động sản xuất đều bị ngưng trệ”.

 

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ lâu dài góp phần thúc đẩy KT -XH, xóa đói - giảm nghèo và nâng cao đời sống, cấp ủy Đảng, chính quyền đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân nắm bắt được ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình. Trong 5 năm qua, xã đã huy động được nguồn lực đầu tư xây dựng NTM với  số vốn 28, 129 tỷ đồng từ các chương trình, dự án lồng ghép. Với sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân, nhiều hộ đã hiến đất để  làm đường GTNT với 17.420 m2. Tiêu biểu như gia đình ông Bùi Tiến Viên ở thôn Hợp Thung hiến 200 m2 đất ở, ông Nguyễn Văn Sớ ở thôn Yên Địch hiến 240 m2 đất ở.

 

Từ xã nghèo còn nhiều khó khăn, sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Đến nay xã đạt được 10 tiêu chí. Hệ thống đường giao thông nông thôn bước đầu được đầu tư xây dựng, trục đường liên xã dài 8 km đã được bê tông hóa 100%; trục đường liên thôn, xóm dài 10,03 km, trong đó, 7 km đường nhựa, 3, 03 km bê tông hóa; trục đường nội xóm cứng hóa được 10 km, đạt 56%. Tổng chiều dài hệ thống thủy lợi là 24,15 km, trong đó, đã cứng hóa được 9,56 km, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tỷ lệ hộ sử dụng lưới điện quốc gia đạt 95%. 100% hộ được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,3%. Trên địa bàn xã không có nhà tạm, dột nát. Thu nhập bình quân tăng lên 10 triệu đồng /người/năm. Ngoài ra, xã cũng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật. Hỗ trợ các giống lúa, ngô có năng suất cao, phát triển các mô hình chăn nuôi nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tình hình an ninh nông thôn trên địa bàn được giữ vững.

 

 

                                                                            Đức Anh(CTV)

 

 

Các tin khác

Ông Tạ Đình Đào, hội viên NCT tiêu biểu  phát triển kinh tế với mô hình trồng cây có múi  tại thị trấn Cao?Phong (Cao?Phong).
Ông Bùi Văn Bẻm, xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) mỗi năm thu hàng chục triệu đồng từ nuôi ong mật.
Hoạt động của các doanh nghiệp ở lĩnh vực may mặc góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh. ảnh: Công nhân làm việc tại phân xưởng sản xuất Công ty CP may xuất - nhập khẩu SMA VINA Việt - Hàn (TP Hòa Bình).
Nhà thầu đẩy mạnh thi công dự án cải tạo hệ thống thoát nước tại khu vực thành phố Hòa Bình.

Giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình

(HBĐT) - Những năm qua, Hội CCB huyện Lạc Thủy đã thực hiện có hiệu quả phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN. Đây là phong trào thiết thực, ý nghĩa được Hội nhân rộng. Thông qua phong trào, nhiều hội viên CCB có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Quy hoạch 21.220 ha sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa phê duyệt Dự án Quy hoạch vùng SX -KD rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn 6 huyện gồm: Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc và Lương Sơn với tổng diện tích quy hoạch khoảng 21.220 ha. Rừng và đất rừng được quy hoạch là rừng sản xuất, có khả năng phát triển kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn (trồng mới, trồng lại, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn).

Thêm 2 công ty đa cấp hoạt động “chui” bị phát hiện

Hai Công ty TNHH Hải Nam Quy Nhơn tại Bình Định và Công ty Cổ phần Đầu tư xúc tiến thương mại Hợp Phát tại Thanh Hóa vừa bị Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố là công ty đa cấp hoạt động “chui” .

Hiệu quả kinh tế hộ gia đình ở xã Thanh Hối

(HBĐT) - Những năm qua, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, tập trung phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, giúp người nông dân vươn lên làm giàu.

Huyện Yên Thủy: Hoàn thành giải phóng mặt bằng 6 dự án

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm. UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp QL 12B đoạn km 45 - km 46 + 700 và đoạn qua khu phố 11, thị trấn Hàng Trạm.

 Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 12,1 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, thành phố Hòa Bình tích cực triển khai, thực hiện chính sách phát triển nuôi cá lồng theo chủ trương chỉ đạo của tỉnh. Đồng thời quan tâm tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nhất là nguồn lợi thuỷ sản trên sông Đà. Theo đó, số lồng nuôi cá tăng mạnh tại các vùng nuôi tập trung. Hiện, thành phố có 411 lồng nuôi cá trên sông Đà, so cùng kỳ năm 2015 tăng 98,5%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục