(HBĐT) - Trồng và tiêu thụ dưa chuột Nhật xuất khẩu; trồng bơ sáp chất lượng cao; chăn nuôi gia cầm bền vững; các mô hình trình diễn giống lúa mới… Đó là một số mô hình khuyến nông nổi bật đã và đang được Trạm KN-KL huyện Kim Bôi triển khai hiệu quả, góp phần chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

 

Nhận thấy hiệu quả  từ các mô hình  khuyến nông, gần đây, nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã mở rộng trồng cây dưa chuột, góp phần làm phong phú cơ cấu cây trồng tại xã.

 

Trong số các mô hình thực hiện gần đây, mô hình trồng và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột Nhật xuất khẩu đang được đánh giá cao về hiệu quả cũng như khả năng nhân rộng. Mô hình được triển khai tại hai xã Đú Sáng và Hạ Bì, thu hút 36 hộ nông dân tham gia với tổng diện tích 2,7 ha. Cùng với việc hỗ trợ đắc lực về giống, phân bón và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân, điểm nhấn quan trọng của mô hình là liên kết tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, Trạm KN-KL thể hiện vai trò cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và người dân, giúp hai bên có những cái bắt tay thật chặt thông qua ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm dưa sau thu hoạch. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích dưa trong mô hình đã được thu hoạch, năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha. Với giá thu mua khoảng 2.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, người sản xuất có thu nhập trên 80 triệu đồng/ha. Điều quan trọng nhất là sản phẩm làm ra đã được bao tiêu. Người dân hoàn toàn không lo rơi vào tình trạng được mùa, mất giá như đối với nhiều loại cây trồng khác.

 

“Đó sẽ là hướng đi mà Trạm KN-KL huyện Kim Bôi cố gắng thực hiện trong thời gian tới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả các mô hình khuyến nông” - đồng chí Trương Minh Trung, Trạm trưởng Trạm KN-KL cho biết. Theo đồng chí, trong thời gian qua, sự vào cuộc của các mô hình khuyến nông đã tác động tích cực đến nhận thức cũng như năng lực sản xuất của nông dân. Trong đó, xuất hiện không ít mô hình hứa hẹn thoát khỏi “chiếc áo” chật hẹp của một mô hình trình diễn để nhân rộng và phát triển thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Thực tế đang xuất hiện những cây trồng, vật nuôi hé lộ tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, ví dụ như cây dưa chuột, bưởi, nhãn, cam, các giống lúa mới chất lượng cao, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học...

 

Được biết, những năm gần đây, Trạm KN-KL huyện Kim Bôi luôn chú trọng triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông, gắn xây dựng mô hình với tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Nhìn chung, các mô hình đều cho kết quả tốt và mở ra những lựa chọn mới cho nông dân. Đơn cử như mô hình trồng các giống lúa mới TH3-3, TH3-5, TBR225, mô hình trồng bưởi, nhãn, dưa lấy hạt, chăn nuôi gà… Song song với nỗ lực nâng cao hiệu quả các mô hình trình diễn, Trạm đã chú trọng công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Riêng 6 tháng đầu năm nay, cùng với  tổ chức hiệu quả các mô hình trình diễn, Trạm mở được 148 lớp tập huấn cho trên 5.200 lượt học viên   tham gia, vượt 66% so với cùng kỳ, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và tư vấn dịch vụ. Đó là những hoạt động tích cực cho thấy Trạm KN-KL huyện đang nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo thêm động lực để phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương.

 

 

                                                                       Thu Trang

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thúc đẩy hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch

(HBĐT) - Khởi động từ cuối năm 2013, chương trình phối hợp xúc tiến thương mại và liên kết hợp tác tiêu thụ nông sản sạch giữa tỉnh ta với thành phố Hà Nội đã có những khởi sắc. Tỉnh ta được lựa chọn là vùng hậu cần lớn cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường Thủ đô.

Liên kết tái sản xuất toàn diện - hướng đi mới để khôi phục và phát triển của Công ty cp Hương Sơn

(HBĐT) - Trong 5 năm hoạt động (2003 - 2007), tổng số nợ ngân hàng, thuế, BHXH, lương công nhân và một số đối tác của Công ty CP Hương Sơn lên tới gần 70 tỷ đồng. Với món nợ khổng lồ trên, năm 2007, Công ty Hương Sơn chính thức phá sản.

Hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Diện mạo công nghiệp ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua, Lương Sơn được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh và đang là huyện trong tốp đầu về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Huyện Cao Phong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp giá trị cao

(HBĐT) - Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp giá trị cao, yếu tố then chốt là phải xác định được đúng loại cây trồng, vật nuôi, từ đó tập trung đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, có lợi thế cạnh tranh nổi bật, mang đậm dấu ấn của địa phương. Đối với huyện Cao Phong, khi nhắc đến mảnh đất này người ta không thể không nhắc đến sản phẩm cam, quýt - loại nông sản ngọt lành với những giá trị đặc sắc đã đặt nền móng vững vàng cho huyện hiện thực hóa quyết tâm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Phát triển chăn nuôi hàng hóa

(HBĐT) - Với lợi thế đồng cỏ, đất đai, nguồn thức ăn từ thiên nhiên dồi dào, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa đa dạng và bền vững, từng bước trở thành vùng hậu cần cung ứng thực phẩm về thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền xuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục