(HBĐT) - Thời gian qua, kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Lương Sơn ngày càng phát triển và đóng vai trò khá quan trọng đối với sản xuất, đời sống của các hộ nông dân. Trên địa bàn huyện có 30 tổ hợp tác.

 

 

HTX chăn nuôi lợn thôn Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) liên kết với doanh nghiệp nên có thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

 

Các tổ hợp tác thành lập xuất phát từ thực tế của người dân và phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Nhiều tổ hợp tác hoạt động tương đối tốt, quản lý chặt chẽ các khâu từ góp vốn đến hoạt động SX-KD. Đây là tiền đề tốt để các tổ hợp tác dần phát triển lên thành HTX, trong đó có một số điển hình như tổ hợp tác rau hữu cơ, nuôi hươu, trồng cây dược liệu, chăn nuôi lợn, thu gom rác...

 

Theo thống kê, toàn huyện có 55 HTX, trong đó có 9 HTX đang hoạt động theo Luật HTX, gồm 6 HTX nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, 2 HTX thương mại dịch vụ và 1 quỹ tín dụng nhân dân; có 46 HTX ngừng hoạt động. Thời gian qua, bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án và sự đóng góp của nhân dân, huyện đã triển khai 170 mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả về trồng rau hữu cơ, cây ăn quả, nuôi bò sữa... Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.

 

Nhìn chung, khu vực HTX phát triển còn chậm, chưa vững chắc, chất lượng chưa cao, chưa đạt được những chuyển biến mang tính đột phá. Đa số HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ điện có quy mô nhỏ, mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh chưa cao nên tích lũy nội bộ để tái đầu tư phát triển còn hạn chế. Số lượng HTX có lãi tăng nhưng mức lãi còn ít. Số lượng HTX yếu kém giảm chậm, lợi ích HTX mang lại cho thành viên chưa nhiều. Trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, do thiếu vốn nên nhiều HTX đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị công nghệ còn ít và chưa chịu khó nghiên cứu đưa ngành nghề, sản phẩm mới vào sản xuất nên sản phẩm đơn điệu, chất lượng chưa cao, do đó khi có biến động về thị trường giá cả vật tư nguyên liệu, HTX lâm vào tình trạng khó khăn, lúng túng, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, thiếu ổn định, nhất là các HTX dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó, chưa có sự liên kết hệ thống cả về kinh tế, xã hội và tổ chức. Các hoạt động liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau còn ít, nội dung hạn chế. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX chưa nhiều...

 

Từ những hạn chế đó, năm 2016, BCĐ phát triển kinh tế tập thể huyện Lương Sơn đặt mục tiêu thành lập mới từ 2 HTX trở lên; 100% xã đạt chuẩn NTM có HTX hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả; xây dựng 1 mô hình HTX điển hình tiên tiến; 100% cán bộ chủ chốt các HTX được bồi dưỡng bổ sung kiến thức về HTX và pháp luật có liên quan.

 

Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về kinh tế hợp tác và HTX trong cán bộ và nhân dân, từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ, xã viên tự nguyện tham gia xây dựng HTX. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý HTX chuyển đổi, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ HTX. Đẩy mạnh hướng dẫn sản xuất và khuyến nông trong HTX, tiến tới hình thành các câu lạc bộ khuyến nông nhằm ứng dụng tiến bộ KH-KT mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, tạo sự gắn bó giữa xã viên và HTX. Mở rộng các dịch vụ cho xã viên mang lại hiệu quả kinh tế cho HTX nhất là dịch vụ vật tư, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn. Vận động xã viên HTX nâng mức vốn góp và vận động các HTX thu hút thêm xã viên; khuyến khích việc sáp nhập HTX cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động để tăng tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động khi có đủ điều kiện. Vận dụng tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, tạo điều kiện cho các HTX tham gia vào chương trình quốc gia về lao động, việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông thôn, các hoạt động khuyến nông, khuyến công. Chú trọng đầu tư về khoa học công nghệ và thông tin. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển nhanh, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực kinh tế HTX.

 

 

 

                                                            Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

1,5 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Năm nay, từ nguồn vốn sự nghiệp, UBND tỉnh phân bổ 1,5 tỷ đồng cho Sở NN&PTNT hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chương trình xây dựng NTM.

Quy định mới về chi phí kinh doanh xăng dầu định mức

(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT sửa đổi, bổ sung quy định về phương pháp tính giá cơ sở các loại xăng dầu, cơ chế hình thành Quỹ bình ổn giá có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Hỗ trợ trên 93 tỷ đồng thực hiện đề án phát triển bưởi đỏ

(HBĐT) - Đề án phát triển sản xuất bưởi đỏ hàng hoá tập trung giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng NSNN thực hiện đề án 93,25 tỷ đồng, chia ra năm 2016 trên 13,8 tỷ đồng; năm 2017 là 21,2 tỷ đồng; năm 2018 trên 23,2 tỷ đồng; năm 2019 trên 21,1 tỷ đồng; năm 2020 là 13,8 tỷ đồng.

Họp bàn triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới

(HBĐT) - Ngày 6/9, Liên minh HTX tỉnh tổ chức họp bàn triển khai tổ chức cuộc thi Tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới trên Báo Hoà Bình và Đài PT-TH tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Báo Hoà Bình và Đài PT-TH tỉnh.

Huyện Kim Bôi: Thực hiện hiệu quả nhiều mô hình khuyến nông

(HBĐT) - Trồng và tiêu thụ dưa chuột Nhật xuất khẩu; trồng bơ sáp chất lượng cao; chăn nuôi gia cầm bền vững; các mô hình trình diễn giống lúa mới… Đó là một số mô hình khuyến nông nổi bật đã và đang được Trạm KN-KL huyện Kim Bôi triển khai hiệu quả, góp phần chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Bài 11: các ngân hàng, tổ chức tín dụng phát triển bền vững

(HBĐT) - 25 năm qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần quan trọng tạo nguồn nội lực thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế địa phương theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục