(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 32 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực. Đến nay đã có 24 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, vốn thực hiện khoảng 250 triệu USD, chiếm 53,4% tổng vốn đăng ký, đạt mức trung bình của cả nước. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc, triển khai dự án tập trung tại KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, đóng góp tích cực vào doanh thu và giá trị xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

 

Doanh nghiệp FDI giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động, chủ yếu là người địa phương với thu nhập bình quân đạt khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. ảnh: Công ty TNHH BanDai 100% vốn Nhật Bản tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.

Phó Ban quản lý các KCN Dương Như Rụ cho biết: Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI triển khai dự án nhanh, bảo đảm tiến độ đề ra và hoạt động tốt, phương pháp quản trị hiệu quả, tạo được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.  Hầu hết các dự án FDI tại KCN Lương Sơn đều có tiến độ triển khai nhanh và hoạt động tốt.  

Công ty TNHH Doosung Tech Việt Nam 100% vốn Hàn Quốc là doanh nghiệp phụ trợ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử cho Samsung với tổng mức đầu tư dự án khoảng 200 tỷ đồng tại KCN Lương Sơn có những kết quả khả quan khi đầu tư vào KCN Lương Sơn. Các đơn hàng tiếp tục được duy trì ổn định.  Số lượng lao động tăng mạnh từ 600 người lên 1.500 người. Công ty  là doanh nghiệp có giá trị doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách Nhà nước cao nhất tỉnh trong khối doanh nghiệp KCN Lương Sơn.  

Đối với dự án may mặc 25 triệu USD của Công ty Esquel tại KCN Lương Sơn có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2015, Công ty này thực hiện doanh thu và xuất khẩu đạt 34 triệu USD, tăng 115% so với năm 2014. 7 tháng năm 2016, Công ty đã thực hiện doanh thu và xuất khẩu 45 triệu USD, giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Công ty Esquel đã đầu tư công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Hệ thống nhà xưởng được bố trí thoáng mát, Công ty đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhằm nâng cao hiệu suất và năng suất lao động, tạo được sự phát triển ổn định. Công ty đang triển khai kế hoạch tuyển dụng công nhân và tổ chức làm ca để hoàn thành các đơn hàng đã ký kết phục vụ xuất khẩu. 

Nhiệu dự án FDI khác cũng có hoạt động khá ổn định như các Công ty: HNT  ViNa, Alnime  Việt Nam, Nissin Manufaturing Việt Nam; Seyong INC, Midori Apparel Việt Nam đầu tư tại KCN Lương Sơn. Các công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R, Sankoh tại  KCN bờ trái sông Đà đang góp phần đáng kể vào doanh thu, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm và nộp ngân sách Nhà nước.  

Phó Ban quản lý các KCN tỉnh Dương Như Rụ cho biết: Đến nay, các KCN có 63 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án FDI với số vốn đăng ký 391 triệu USD và 45 dự án trong nước với số vốn đăng ký 8.099 tỷ đồng, đã có 45 dự án đi vào hoạt động. 7 tháng năm 2016, các doanh nghiệp đã thực hiện doanh thu, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.200/ 9.900 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 250/319 triệu USD, nộp ngân sách 113/ 208 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 700/2.500 lao động. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 35 và Nghị quyết số 19 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ. Cụ thể, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp thực  hiện các dự án đầu tư, triển khai các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng, trạm xử lý nước thải, chuẩn bị quỹ đất sạch tại KCN Mông Hóa, bờ trái sông Đà, làm việc với các đối tác đầu tư hạ tầng các KCN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường xúc tiến, hỗ nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển công nghiệp theo quy hoạch. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp FDI nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư tại các KCN của tỉnh.

 

                                                                  Lê Chung

 

Các tin khác


Kim Bôi được phân bổ 18,4 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng NTM

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 27 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 23 xã đặc biệt khó khăn, 4 xã đã đạt chuẩn NTM. Tổng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 của huyện thực hiện chương trình xây dựng NTM 55.072 triệu đồng.

1,5 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Năm nay, từ nguồn vốn sự nghiệp, UBND tỉnh phân bổ 1,5 tỷ đồng cho Sở NN&PTNT hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chương trình xây dựng NTM.

Quy định mới về chi phí kinh doanh xăng dầu định mức

(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT sửa đổi, bổ sung quy định về phương pháp tính giá cơ sở các loại xăng dầu, cơ chế hình thành Quỹ bình ổn giá có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Hỗ trợ trên 93 tỷ đồng thực hiện đề án phát triển bưởi đỏ

(HBĐT) - Đề án phát triển sản xuất bưởi đỏ hàng hoá tập trung giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng NSNN thực hiện đề án 93,25 tỷ đồng, chia ra năm 2016 trên 13,8 tỷ đồng; năm 2017 là 21,2 tỷ đồng; năm 2018 trên 23,2 tỷ đồng; năm 2019 trên 21,1 tỷ đồng; năm 2020 là 13,8 tỷ đồng.

Họp bàn triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới

(HBĐT) - Ngày 6/9, Liên minh HTX tỉnh tổ chức họp bàn triển khai tổ chức cuộc thi Tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới trên Báo Hoà Bình và Đài PT-TH tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Báo Hoà Bình và Đài PT-TH tỉnh.

Huyện Kim Bôi: Thực hiện hiệu quả nhiều mô hình khuyến nông

(HBĐT) - Trồng và tiêu thụ dưa chuột Nhật xuất khẩu; trồng bơ sáp chất lượng cao; chăn nuôi gia cầm bền vững; các mô hình trình diễn giống lúa mới… Đó là một số mô hình khuyến nông nổi bật đã và đang được Trạm KN-KL huyện Kim Bôi triển khai hiệu quả, góp phần chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục