(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 8, nhân dân xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) vui mừng đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM. Sau 5 năm nỗ lực phấn đấu với sự quan tâm đầu tư của huyện, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đoàn kết, đồng lòng, chung sức đã đưa xã về đích sớm trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Tuyến đường nội đồng xóm Nội, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được bê tông hóa dài 300 m với kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng, nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động.
Đồng chí Nguyễn Đăng Dung, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong giai đoạn 2011 - 2015 triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Mông Hóa không nằm trong kế hoạch về đích. Tuy nhiên quá trình triển khai xã đạt những kết quả tích cực, đến năm 2014, xã đã đạt 13 tiêu chí, là một trong 2 đơn vị đạt nhiều tiêu chí của chương trình nhất của huyện. Trước kết quả đó, BCĐ 800 của huyện đã xem xét, tập trung đầu tư để xã đạt chuẩn NTM trong giai đoạn đầu.
Chuyển hướng về đích, xã Mông Hóa dốc toàn lực cho chặng đường nước rút. Cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực vận động thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình. Trên 63 cuộc tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan, chi bộ, họp xóm về chương trình NTM được thực hiện với 1.720 lượt cán bộ, đảng viên, nhân dân tham dự. MTTQ xã tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” gắn với xây dựng NTM. Phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” được phát động sâu rộng trong nhân dân. Qua công tác tuyên truyền đã góp phần làm thay đổi nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM. Nhân dân hăng hái hiến đất làm nhà văn hóa xóm, đường GTNT, đường giao thông nội đồng. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước được khắc phục, tính tích cực, chủ động, sáng tạo được khơi dậy, phát huy, tạo động lực to lớn đưa chương trình thành phong trào ngày càng lan tỏa sâu rộng. Trong 5 năm, toàn xã đã huy động trên 88, 7 tỉ đồng trong thực hiện xây dựng NTM. Cùng với nguồn vốn ngân sách, dự án, vốn tín dụng, nhân dân đã đóng góp 25.940 ngày công, trị giá trên 3, 8 tỉ đồng, hiến 3.498 m2 đất trị giá trên 654 triệu đồng.
Về Mông Hóa hôm nay, đi trên những con đường được bê tông hóa, rải nhựa êm thuận nối liền các xóm, nối liền những cánh đồng ngô, mía, đến thăm các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng cảm nhận rõ nét thành quả của công cuộc xây dựng NTM. Đó là công trình nhà văn hóa trung tâm xã khang trang, rộng rãi được đầu tư 3, 8 tỉ đồng. Đó là công trình trạm y tế xã đạt tiêu chí chuẩn quốc gia. Đó là tuyến đường nội đồng xóm Nội dài 300 m được hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng, nhân dân đóng góp công lao động và hiến trên 900 m2 đất… Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, các tuyến đường GTNT từ trục chính ngõ xóm, đường nội đồng theo tiêu chí chuẩn được hoàn thành theo kế hoạch. Trong đó, đường trục xã, liên xã dài 7, 2 km đều được rải nhựa; đường trục thôn, liên thôn dài 4, 7 km được bê tông hóa, có 1, 3 km được nhựa hóa; đường ngõ xóm được cứng hóa 22,65/25,25 km; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 0,6/0, 97 km. Xã được đầu tư xây mới và nâng cấp 7 trạm biến áp đảm bảo điện phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh, 100% hộ dân được sử dụng điện liên tục, an toàn. Xã đã thành lập 1 tổ thu gom rác thải, thường xuyên tuyên truyền nhân dân đổ rác đúng nơi quy định góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường nông thôn. 95% hộ dân thực hiện cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không lầy lội vào mùa mưa, tạo cảnh quan môi trường nông thôn sạch, đẹp. Trên những cánh đồng, bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như trồng dưa chuột xuất khẩu, bí xanh, duy trì các cây trồng có lợi thế như mía, hồng bì, xả… Nhiều mô hình được hỗ trợ trong triển khai xây dựng NTM, nhân dân tự đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng mang lại giá trị kinh tế như trồng khoai tây, lúa năng suất cao, bưởi Diễn, măng bát độ, nuôi bò lai sind, nuôi ong lấy mật, trang trại vườn - ao - chuồng được bà con nhân rộng, tạo nguồn thu nhập ổn định. Bình quân thu nhập đầu người toàn xã đạt 27 triệu đồng /năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,02%.
160 tấn bùn được Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nhập khẩu về từ Trung Quốc không được Bộ Công Thương cấp phép.
(HBĐT) - Tối 16/9, Lễ Tôn vinh sản phẩm nông sản tiêu biểu và biểu dương tấm lòng vàng vì nông dân Việt đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong số 154 sản phẩm được bình xét, chọn lọc từ các tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh ta có 2 sản phẩm được tôn vinh là rau hữu cơ huyện Lương Sơn và cam Cao Phong.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha phù hợp với phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
(HBĐT) - Xóm Lanh - xã Cao Sơn (Đà Bắc) là xóm tái định cư với một nửa số hộ dân ở xen ghép từ vùng chuyển dân hồ sông Đà. Thời điểm trước những năm 2000, cuộc sống của 64 hộ gia đình trong xóm gặp nhiều khó khăn, điện, nước sinh hoạt chưa có, giao thông cách trở. Hầu hết bà con có mức sống nghèo, lương thực tự túc, tự cấp, giao thương hàng hóa chậm phát triển.
(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 8/2016, tổng dư nợ các NH, TCTD trên địa bàn t?nh đạt trên 14.400 tỷ đồng, tăng 11,5% so với thời điểm 31/12/2015. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.941 tỷ đồng, chiếm 42,2%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 8.104 tỷ đồng, chiếm 57,8%/tổng dư nợ.
(HBĐT) - Thu hút đầu tư 8 tháng qua tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Thẳng thắn đánh giá đúng thực trạng yếu kém, UBND tỉnh đang chỉ đạo các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc thực hiện các dự án, thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.