(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã phát huy hiệu quả trong giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

 

 

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Bùi Thị Bức, xóm Lạng, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) đầu tư chăn nuôi trâu, từng bước ổn định cuộc sống.

 

Hộ bà Bùi Thị Bức ở xóm Lạng, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) là hộ nghèo  nhiều năm. Do ông bà bị tàn tật, không có vốn phát triển sản xuất, cả nhà trông chờ vào gần 1 mẫu ruộng nhưng chỉ cấy được vụ mùa, vụ chiêm – xuân trồng ngô xen sắn để nuôi lợn. Dù chịu khó làm lụng, mỗi năm, gia đình cũng chỉ thu được 7-8 tạ thóc không đủ ăn. Nhà lại đông miệng ăn nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Năm 2011, gia đình bà được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Với món vay 20 triệu đồng, gia đình bà đầu tư mua 1 con trâu, đến nay đã phát triển lên 3 con. Mới đây, gia đình bà được ngân hàng bò tặng 1 con bò để chăn nuôi. Mặc dù khó khăn nhưng gia đình bà đều trả lãi đúng hạn.

 

Có thể nói, thời gian qua, tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện đã có tác động hết sức tích cực tới đời sống KT -XH ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao. Các hộ gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định đời sống, sản xuất. Sau hơn 13 năm hoạt động có thể khẳng định, tín dụng chính sách là một trong những “điểm sáng” trong “bức tranh” giảm nghèo. Đã có trên 328.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp trên 76.000 lượt hộ thoát nghèo theo từng giai đoạn điều tra. Cùng với nguồn vốn đối ứng từ NSNN đã giúp hộ nghèo xây dựng được trên 17.000  ngôi nhà để ổn định đời sống; giúp các hộ dân tại 191 xã trong tỉnh xây dựng được trên 36.000 công trình NS &VSMT, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng NTM. Đã có gần 1.000 lao động là con hộ nghèo, hộ chính sách được đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập; trên 87.000 lao động trong tỉnh được tạo việc làm từ các dự án giải quyết việc làm; có trên 27.000 HS -SV là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học.

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Sở dĩ đồng vốn phát huy hiệu quả không chỉ do người dân sử dụng đúng mục đích, đầu tư đúng và trúng mà thực tế cho thấy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thực sự vào cuộc, coi đồng vốn của người dân được vay từ NHCSXH là trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền. Đặc biệt, vai trò của các bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ TK &VV hết sức quan trọng. Coi đồng vốn vay của người dân trong thôn không những là trách nhiệm của riêng người vay mà là trách nhiệm của cả thôn để cùng nhau phát huy được đồng vốn đã vay. Mặt khác, NHCSXH không chỉ đơn thuần cho người dân vay vốn mà quan trọng là các tổ chức hội nhận ủy thác đã cùng cán bộ tín dụng tư vấn, định hướng đúng, đi cùng với tiến bộ KH -KT, công nghệ để đảm bảo hiệu quả đầu tư; giúp người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế; hỗ trợ sinh kế cho người dân bằng những mô hình hay, kinh nghiệm tốt để trao đổi, chia sẻ...

 

Để giúp người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, NHCSXH tỉnh mong muốn có sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhất là tham gia vào việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, theo chuỗi. Đồng vốn từ NHCSXH kết hợp với các doanh nghiệp sẽ hình thành những mô hình tốt, từ đó nhân rộng, giúp người dân phát triển kinh tế, nâng hiệu quả tín dụng NHCSXH.

 

 

                                                                    

                                                                    Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản hàng hóa năm 2016 – 2017

(HBĐT) - Ngày 28/9, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị nhằm đôn đốc sản xuất vụ đông năm 2016 và xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản hàng hóa năm 2016 – 2017. Tham dự hội nghị có trên 100 đại biểu đến từ các sở, ngành, địa phương, cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và tiêu thụ các loại sản phẩm trồng trọt.

Chủ động phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, nắng thất thường đầu vụ thu - đông dễ phát sinh nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan và bùng phát, các địa phương cần khẩn trương triển khai biện pháp phòng - chống dịch bệnh.

Huyện Kim Bôi: dành hơn 6 tỷ đồng thực hiện đề án sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi, đến hết năm 2015, diện tích rau các loại của huyện đạt khoảng 2.552 ha với năng suất trên 174 tạ /ha, cho sản lượng trên 44.454 tấn /năm. Trên cơ sở phân loại đất, nước và điều kiện canh tác, huyện đang xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2016-2020. Dự kiến đến năm 2017 thực hiện sản xuất rau an toàn tại 2 xã Hạ Bì và Sào Báy với tổng diện tích 10 ha. Đến năm 2020 thực hiện thêm tại 2 xã Trung Bì và Nam Thượng với 50 ha rau được chứng nhận an toàn. Đối tượng thực hiện là các tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ sản xuất rau.

Toàn tỉnh có 9.075 ha cây ăn quả

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN &PTNT, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 16.000 lượt ha đất quy hoạch trồng lúa, đất trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn, mía, rau màu ngắn ngày… Nhờ đó, vùng sản xuất tập trung các loại cây ăn quả lợi thế tăng mạnh.

Cần sự vào cuộc hiệu quả của các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống

(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu sử dụng giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN) rất cao, trong khi khả năng cung ứng của các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ dừng ở mức độ thấp. Do chênh lệch lớn giữa cung và cầu, điều tất yếu là người sản xuất sẽ phải lựa chọn nguồn cung ứng giống từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, đồng nghĩa với sự mất đi cơ hội “ngay trên sân nhà” của các đơn vị trong tỉnh. Để giành lại “miếng bánh” thị trường gần mình nhất, vấn đề cốt yếu đặt ra cho các đơn vị này là phải tăng tốc trong cuộc chạy đua nâng cao năng lực quản lý, sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,2%

(HBĐT) - 9 tháng qua, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.705 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 74,08% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục