(HBĐT) - Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp nhiều hộ gia đình vượt qua khó khăn, thiếu thốn vươn lên làm giàu. Trường hợp của chị Phạm Thị Hải ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) là một ví dụ. Nhìn ngôi nhà 2 tầng khang trang cùng vườn cam xanh tốt ít ai biết được để có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình chị đã phải đổ nhiều mồ hôi và nước mắt.

 

 

Chị Phạm Thị Hải, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam năm thứ 2.

 

Đưa chúng tôi đi thăm vườn cam sai trĩu quả, chị Hải tâm sự: “Trước đây, khi chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhà có 7 nhân khẩu gồm bố mẹ già, 2 vợ chồng tôi và 3 cháu, tài sản chỉ có ngôi nhà gỗ 30 m2 và 2.000 m2 đất canh tác, kinh tế rất khó khăn. Không có vốn làm ăn, hàng ngày, 2 vợ chồng đi làm thuê, công việc bấp bênh, lúc có việc làm, lúc không. Mặc dù suốt ngày lăn lộn với cuộc sống nhưng thu nhập cũng chỉ đủ trang trải chi phí hàng ngày. Những lúc bố mẹ già ốm đau hay vào năm học mới của con, vợ chồng tôi phải chạy đôn chạy đáo đi vay mượn bà con trong xóm. Cuộc sống cứ trong vòng luẩn quẩn đó tưởng không có lối thoát. Trong lúc khó khăn, gia đình tôi được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Bắt đầu từ năm 2005, với mức vay ban đầu 5 triệu đồng, gia đình dùng toàn bộ số tiền vay thuê 2.000 m2 đất, mua vật tư, cây giống trồng mía tím. Năm đầu tiên bán mía thu được trên 20 triệu đồng; gia đình tiếp tục thuê thêm 1.000 m2 đất đầu tư trồng mía. Người có công, đất chẳng phụ, sau 2 năm thu hoạch, gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng”.

 

Thấy trồng mía hiệu quả, đầu năm 2007, cùng với số tiền tích lũy năm trước, gia đình chị Hải tiếp tục vay NHCSXH 15 triệu đồng; thuê thêm hơn 1 ha đất để đầu tư trồng mía và 1 cặp trâu sinh sản, đàn lợn bột để chăn nuôi. Sau 3 năm thu hoạch từ cây mía, nuôi trâu, lợn, trừ chi phí, trả hết nợ NHCSXH, gia đình chị có trên 500 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu trên 160 triệu đồng. Gia đình đã bàn bạc và xây căn nhà 2 tầng với diện tích 200 m2, mua sắm đồ dùng trong nhà. Ngoài ra, gia đình chị mua thêm 2 ha đất đồi với thời hạn 50 năm của một số hộ dân trong vùng để trồng cây công nghiệp, đào 5.000 m2 ao thả cá.

 

Chưa bằng lòng với cuộc sống hiện tại và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, sau khi nghiên cứu, tìm tòi, gia đình chị Hải quyết định phá toàn bộ cây công nghiệp trên diện tích đất mới mua để đầu tư trồng cam.

 

Đến cuối năm 2011, gia đình chị dùng toàn bộ số tiền tích lũy, vay thêm 30 triệu đồng từ chương trình hộ SX -KD tại vùng khó khăn của NHCSXH trồng cây ăn quả. Sau 3 năm kiến thiết cơ bản (từ tháng 11/2011 - 11/2014), gia đình chị đã trồng được gần 700 gốc cam Canh, trồng xen những cây ngắn ngày như đậu, đỗ; xây 1 căn nhà ở vườn diện tích 20 m2, bể chứa nước, toàn bộ hệ thống dẫn nước tưới cây tại vườn. Cuối năm 2015, vườn cam cho thu bói được trên 7 tấn quả, thu về trên 300 triệu đồng. Diện tích cam này cuối năm nay cho thu hoạch, dự kiến sản lượng khoảng 20 tấn quả, nếu giá cả ổn định sẽ có thu nhập gần 1 tỷ đồng. Ngoài diện tích cam đã cho thu hoạch, gia đình chị còn có gần 1.000 cây cam lòng vàng đang trong thời gian kiến thiết cơ bản năm thứ 2. Hiện, gia đình chị còn dư nợ NHCSXH 47 triệu đồng chương trình hộ SX -KD vùng khó khăn.

 

                                                                        Hải Linh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng tăng cường cho vay thúc đẩy sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các Ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trong tỉnh đã tăng cường công tác huy động và giải ngân nguồn vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.

Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản hàng hóa năm 2016 – 2017

(HBĐT) - Ngày 28/9, Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị nhằm đôn đốc sản xuất vụ đông năm 2016 và xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản hàng hóa năm 2016 – 2017. Tham dự hội nghị có trên 100 đại biểu đến từ các sở, ngành, địa phương, cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và tiêu thụ các loại sản phẩm trồng trọt.

Chủ động phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, nắng thất thường đầu vụ thu - đông dễ phát sinh nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan và bùng phát, các địa phương cần khẩn trương triển khai biện pháp phòng - chống dịch bệnh.

Huyện Kim Bôi: dành hơn 6 tỷ đồng thực hiện đề án sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi, đến hết năm 2015, diện tích rau các loại của huyện đạt khoảng 2.552 ha với năng suất trên 174 tạ /ha, cho sản lượng trên 44.454 tấn /năm. Trên cơ sở phân loại đất, nước và điều kiện canh tác, huyện đang xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2016-2020. Dự kiến đến năm 2017 thực hiện sản xuất rau an toàn tại 2 xã Hạ Bì và Sào Báy với tổng diện tích 10 ha. Đến năm 2020 thực hiện thêm tại 2 xã Trung Bì và Nam Thượng với 50 ha rau được chứng nhận an toàn. Đối tượng thực hiện là các tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ sản xuất rau.

Toàn tỉnh có 9.075 ha cây ăn quả

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN &PTNT, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 16.000 lượt ha đất quy hoạch trồng lúa, đất trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn, mía, rau màu ngắn ngày… Nhờ đó, vùng sản xuất tập trung các loại cây ăn quả lợi thế tăng mạnh.

Cần sự vào cuộc hiệu quả của các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống

(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu sử dụng giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN) rất cao, trong khi khả năng cung ứng của các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ dừng ở mức độ thấp. Do chênh lệch lớn giữa cung và cầu, điều tất yếu là người sản xuất sẽ phải lựa chọn nguồn cung ứng giống từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, đồng nghĩa với sự mất đi cơ hội “ngay trên sân nhà” của các đơn vị trong tỉnh. Để giành lại “miếng bánh” thị trường gần mình nhất, vấn đề cốt yếu đặt ra cho các đơn vị này là phải tăng tốc trong cuộc chạy đua nâng cao năng lực quản lý, sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục