(HBĐT) - Ngày 7/10, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Kim Bôi kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.
Giai đoạn 2015-2016 tổng nguồn vốn sự nghiệp NTM của huyện là 5.967,9 triệu đồng. Trong đó, công tác tuyên tuyền 265,6 triệu đồng; công tác đào tạo, tập huấn 300,3 triệu đồng; kinh phí quản lý 314 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất 5.080 triệu đồng. Về thực hiện công tác tuyên truyền, huyện đã triển khai lắp đặt và phân bổ biển bảng pano tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cho các xã; in ấn các tờ lịch treo tường có hình ảnh và các nội dung về thực hiện xây dựng NTMcho các hộ gia đình; tổ chức đêm giao lưu văn nghệ và cuộc thi tìm hiểu về Chương trình xây dựng NTM. Về nội dung đào tạo tập huấn, huyện đã tổ chức được 3 lớp đào tạo nghề may túi xách siêu thị và làm chổi chít xuất khẩu cho 75 người với kinh phí thực hiện 130 triệu đồng. Đồng thời tổ chức 8 lớp tập huấn về chương trình xây dựng NTM cho 180 người với kinh phí 170,3 triệu đồng. Về kinh phí quản lý nguồn vốn được hỗ trợ 293,8 triệu đồng trong đó kinh phí quản lý cấp huyện 136,8 triệu đồng.; kinh phí quản lý cấp xã 157 triệu đồng. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất được phân bổ cho 27/27 xã xây dựng NTM với 1 mô hình/xã. Trong đó, hỗ trợ các loại giống cây trồng như cây ăn quả, cây dược liệu, hoa ly, các loại cây trồng khác với kinh phí là 1.157,8 triệu đồng; hỗ trợ các loại giống vật nuôi cho chăn nuôi gia súc và gia cầm với kinh phí 3.362,5 triệu đồng. Nhìn chung việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Kim Bôi đã phát huy hiệu quả, được triển khai thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo yêu cầu đề ra. Các dự án hỗ trợ PTSX đều giao cho UBND xã làm chủ đầu tư và thực hiện theo dự án hỗ trợ với sự tham gia của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện dự án.
Đoàn công tác đi kiểm tra mô hình trồng cây ăn quả có múi tại xã Mỵ Hoà, Kim Bôi.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận về công tác chỉ đạo của huyện và kết quả thực hiện nguồn vốn sự nghiệp giai đoạn 2015-2016; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như việc một số địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất cũng như việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng cần hỗ trợ nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Ngân sách huyện mới chỉ hỗ trợ được thêm một phần nhỏ cho các hộ dân trong việc thực hiện phát triển sản xuất. Kết quả của một số dự án sản xuất chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra...
Huyện đã đề xuất với đoàn công tác một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ PTSX, nâng cao năng lực thực hiện công việc cho cán bộ cấp xã; thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời trước các vướng mắc nảy sinh. Tăng mức đầu tư đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để việc hỗ trợ tập trung cho các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông, lâm, thủy sản nhằm ổn định, phát triển sản xuất bền vững trên địa bàn các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn; tăng cường huy động các nguồn vốn, công nghệ chế biến tiêu thụ sản phẩm gắn với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các địa phương.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế một số mô hình sản xuất tại các xã Nam Thượng, Mỵ Hoà, Bắc Sơn.
Đ.T
(HBĐT) - Năm 2015, chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 và cá nhân chị Vì Thị Khuyên (xóm Thu Lu) ở xã Giáp Đắt nhờ thực hiện tốt mô hình “Tổ đổi công” đã được huyện Đà Bắc khen thưởng về mô hình điển hình tiên tiến. Mô hình này đã giúp nhiều phụ nữ xã Giáp Đắt cải thiện kinh tế hộ gia đình và nâng cao chất lượng đời sống.
(HBĐT) - Để thực hiện tốt công tác đầu tư, huyện Mai Châu đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng để triển khai các công trình xây dựng cơ bản. Năm 2016, kế hoạch trên địa bàn huyện có 66 công trình thuộc các nguồn vốn, tổng mức đầu tư 255.750 triệu đồng; kế hoạch vốn được phân bổ 63.359 triệu đồng.
(HBĐT) - 9 tháng qua, tổng thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 2.080 tỷ đồng, bằng 82% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 72% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 2.040 tỷ đồng, bằng 73% Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất, nhập khẩu ước thực hiện 20 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN ước thực hiện 20 tỷ đồng, bằng 20% Nghị quyết HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Đông Lai là xã vùng thấp huyện Tân Lạc, xã có tổng diện tích tự nhiên 2336, 48 ha với 16 xóm, trong đó, 4 xóm thuộc vùng 135 cách trung tâm xã từ 5-7 km là Vạch, Muôn, Chếch và Bãi Trang 2. Trước đây, hạ tầng cơ sở vật chất chưa được đầu tư, điều kiện sản xuất khó khăn. Nguồn sống của bà con chủ yếu trông vào trồng lúa, ngô và sắn, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân nơi cao nhất mới đạt 15 triệu đồng /người/năm.
(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016.
(HBĐT) - Từ vùng chuyển dân sông Đà, hai anh em anh Hà Văn Thức và Hà Văn Tiên về tái định cư ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) trong hoàn cảnh đất sản xuất không có, thu nhập từ nghề đánh bắt thủy sản bấp bênh. Song bằng sự cần cù, chịu khó cộng với được tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, cuộc sống của họ cải thiện dần. Cùng xuất phát điểm là hộ nghèo, sau 5 năm, hai gia đình anh Thức và anh Tiên đã ra khỏi diện hộ nghèo vào năm 2013.