(HBĐT) - Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX được huyện Kim Bôi đặc biệt coi trọng. Qua đánh giá, các HTX hoạt động đã tạo việc làm và thu nhập cho lao động trên địa bàn. Đây là những địa điểm tin cậy để chuyển giao KH-KT vào sản xuất, nhân dân tiêu thụ sản phẩm ổn định. HTX được thành lập và hoạt động hiệu quả là một tiêu chí trong xây dựng NTM. Một số HTX đã mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
HTX dịch vụ nông nghiệp xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn quả cho các thành viên, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ trồng nhãn.
Tuy nhiên, các HTX quy mô nhỏ, vốn đầu tư cho phát triển sản xuất chưa nhiều. Hầu hết các HTX hoạt động theo hình thức dịch vụ, chưa sản xuất ra sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Nhiều HTX bế tắc trong việc tìm hướng sản xuất, tìm việc làm cho thành viên và người lao động. Chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm đến phát triển kinh tế HTX. Đóng góp của các HTX cho ngân sách địa phương còn thấp. Các HTX chưa thật sự năng động trong hoạt động SX-KD, tìm kiếm thị trường để phát triển, khó tiếp cận với ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn... Do đó, huyện Kim Bôi đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển kinh tế tập thể bền vững.
Theo báo cáo của BCĐ phát triển kinh tế tập thể huyện Kim Bôi, hiện trên địa bàn huyện có 3 tổ hợp tác hoạt động là tổ hợp tác xã Trung Bì chuyên quản lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; tổ hợp tác thuỷ lợi xã Vĩnh Đồng quản lý, điều tiết nước tưới cho cây trồng các xóm trong xã; tổ hợp tác trồng hoa xã Kim Bình hoạt động theo thời vụ, chủ yếu là cung cấp hoa vào dịp Tết. Các tổ hợp tác thành lập hoạt động tự phát, không có báo cáo và quản lý của chính quyền, do vậy, việc theo dõi, đánh giá còn gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện có 16 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó có 12 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, 4 HTX thương mại dịch vụ. Các HTX có tổng nguồn vốn hoạt động trên 26 tỷ đồng, doanh thu trong 9 tháng năm nay khoảng trên 11 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 300 triệu đồng, thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong các HTX đạt khoảng 1,7 triệu đồng/tháng.
Năm 2016, huyện đưa ra các mục tiêu: Thành lập 2-3 HTX trở lên, tổng doanh thu các HTX đạt từ 15 - 20 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 50 lao động trở lên; đưa thu nhập bình quân người lao động trong các HTX đạt từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/ tháng; nộp ngân sách Nhà nước từ 1,5 - 2 tỷ đồng... Huyện có kế hoạch xây dựng 2 mô hình HTX điển hình tiên tiến là HTX dịch vụ nông nghiệp Hạ Bì và HTX vệ sinh môi trường Sơn Hà. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển các HTX như phân công thành viên BCĐ phát triển kinh tế tập thể tích cực bám sát các HTX; hỗ trợ sắp xếp ổn định cơ cấu tổ chức, rà soát lại phương án SX-KD của các HTX. Bên cạnh đó, chỉ đạo các ngành chức năng xem xét khả năng quỹ đất bố trí mặt bằng cho các HTX xây dựng trụ sở làm việc và bố trí đất cho SX-KD. Đồng thời tạo điều kiện cho các HTX được tập huấn, thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, tham gia triển lãm hội chợ.
Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Để kinh tế tập thể của huyện phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế, thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tập thể bằng nhiều hình thức đến cán bộ và nhân dân. Quy hoạch phát triển các HTX SX-KD gắn liền với tiềm năng nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm của từng nơi cho phù hợp. Củng cố phát triển các tổ hợp tác có tổ chức và hoạt động ổn định, từ đó tạo điều kiện để thành lập HTX. Tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ việc thành lập các HTX, lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án trong huyện với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về kinh tế tập thể cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ HTX.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Mục tiêu được xã Vĩnh Đồng đặt ra và đang quyết tâm thực hiện đó là đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của xã đạt 15 ha, diện tích các loại rau, củ quả 145 ha, trong đó, rau đủ điều kiện an toàn 25 ha. Phấn đấu xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
(HBĐT) - Trước năm 2012, huyện Tân Lạc đã có bản đồ địa chính chính quy hệ tọa độ quốc gia VN 2000 cả dạng số và dạng giấy đo năm 2006-2008. Thế nhưng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận (GCN) vẫn chưa được triển khai đồng loạt theo tư liệu bản đồ mới, làm giảm đáng kể hiệu quả quản lý, sử dụng bản đồ mới hiện có.
(HBĐT) - Ngày 7/10, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Kim Bôi kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.
HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 3.154 ha vườn tạp. Phần lớn chủ vườn trồng cây theo cảm tính, không có kế hoạch. Nhiều chủ vườn chưa quan tâm đến sử dụng đất vườn, cải tạo vườn, để đất trống không trồng cây và chưa tận dụng được nguồn lao động và thời gian nhàn rỗi của gia đình. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế từ đất vườn còn thấp và gây lãng phí tài nguyên đất.
(HBĐT) - Theo phòng NN &PTNT huyện Lương Sơn, trong 9 tháng qua, toàn huyện đã trồng được 40.950 cây phân tán; trồng mới 769, 4 ha rừng sản xuất, đạt 110% kế hoạch. Diện tích khai thác rừng trồng 440,7 ha, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 17.600 m3, giá trị thu nhập ước đạt trên 22 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo UBND thành phố Hòa Bình, 9 tháng qua, thành phố có vốn đầu tư phát triển ước đạt 1.664, 4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 14,3%.