(HBĐT) - Trước năm 2012, huyện Tân Lạc đã có bản đồ địa chính chính quy hệ tọa độ quốc gia VN 2000 cả dạng số và dạng giấy đo năm 2006-2008. Thế nhưng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận (GCN) vẫn chưa được triển khai đồng loạt theo tư liệu bản đồ mới, làm giảm đáng kể hiệu quả quản lý, sử dụng bản đồ mới hiện có.
Đa số GCN đã cấp theo hồ sơ, bản đồ thành lập từ những năm 1980 theo chỉ đạo của Chính phủ, hồ sơ trích đo đơn lẻ và tự kê khai. Các thông tin trên GCN, trên bản đồ địa chính mới và trên thực địa không phù hợp với nhau, còn có sự chênh lệch thông tin lớn. Thực tế đó đặt ra những vấn đề cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả QLNN, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển KT -XH. Năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tân Lạc.
Cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Tân Lạc rà soát hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân năm 2016.
Đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Giám
Ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt,
Dự án đã cải tạo, nâng cấp văn phòng làm việc và kho lưu trữ hồ sơ tại huyện Tân Lạc; đầu tư trang thiết bị máy móc, phần mềm quản trị dữ liệu, hệ thống mạng; tổ chức tập huấn cho viên chức thuộc Trung tâm công nghệ thông tin Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Tân Lạc. Với việc hoàn thành dự án đã góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính đồng bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên toàn bộ đơn vị hành chính của huyện Tân Lạc, giúp người sử dụng đất, sở hữu tài sản trên đất thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực QLNN về đất đai quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai trong phát triển KT -XH.
Phó Giám đốc Sở TN &MT Trần Đức Thắng cho biết thêm: Từ kết quả ở huyện Tân Lạc, Sở đã đề nghị với UBND tỉnh sớm phê duyệt dự toán thiết kế kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính các huyện, thành phố còn lại làm cơ sở kết nối dữ liệu địa chính toàn tỉnh và với Trung ương, nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai.
Lê Chung
(HBĐT) - Từ khi thành lập đến nay, nhất là giai đoạn 25 năm tái lập tỉnh, lớp lớp cán bộ tài chính đã nối tiếp truyền thống đoàn kết và vẻ vang của ngành, không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, giữ gìn phẩm chất, tô đậm thêm nét son “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” của người cán bộ tài chính.
(HBĐT) - Năm 2015, chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 và cá nhân chị Vì Thị Khuyên (xóm Thu Lu) ở xã Giáp Đắt nhờ thực hiện tốt mô hình “Tổ đổi công” đã được huyện Đà Bắc khen thưởng về mô hình điển hình tiên tiến. Mô hình này đã giúp nhiều phụ nữ xã Giáp Đắt cải thiện kinh tế hộ gia đình và nâng cao chất lượng đời sống.
(HBĐT) - Để thực hiện tốt công tác đầu tư, huyện Mai Châu đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng để triển khai các công trình xây dựng cơ bản. Năm 2016, kế hoạch trên địa bàn huyện có 66 công trình thuộc các nguồn vốn, tổng mức đầu tư 255.750 triệu đồng; kế hoạch vốn được phân bổ 63.359 triệu đồng.
(HBĐT) - 9 tháng qua, tổng thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 2.080 tỷ đồng, bằng 82% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 72% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 2.040 tỷ đồng, bằng 73% Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất, nhập khẩu ước thực hiện 20 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN ước thực hiện 20 tỷ đồng, bằng 20% Nghị quyết HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Đông Lai là xã vùng thấp huyện Tân Lạc, xã có tổng diện tích tự nhiên 2336, 48 ha với 16 xóm, trong đó, 4 xóm thuộc vùng 135 cách trung tâm xã từ 5-7 km là Vạch, Muôn, Chếch và Bãi Trang 2. Trước đây, hạ tầng cơ sở vật chất chưa được đầu tư, điều kiện sản xuất khó khăn. Nguồn sống của bà con chủ yếu trông vào trồng lúa, ngô và sắn, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân nơi cao nhất mới đạt 15 triệu đồng /người/năm.
(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016.