(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 120 năm (1896 - 2016) xây dựng và phát triển với nhiều gian khổ, khó khăn, thách thức nhưng tinh thần chiến đấu quật cường, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc TP Hòa Bình vẫn được lưu truyền và phát huy. Sự thay đổi mạnh mẽ trong diện mạo và nhịp sống ở TP Hòa Bình là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống đó. Trong hành trình hướng về tương lai, TP Hòa Bình đang vươn mình mạnh mẽ, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Trong suốt 30 năm kháng chiến (1945 - 1975) cũng như sau khi đất nước thống nhất, mặc dù điều kiện KT-VH-XH còn nhiều khó khăn. Song, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc TX Hòa Bình đã vượt qua mọi thử thách cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Bằng sự đoàn kết, nỗ lực bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc TX Hòa Bình, ngày 27/10/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2006/NĐ-CP thành lập TP Hòa Bình. 10 năm đã qua, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vang của quê hương, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hòa Bình phấn khởi, tự hào trước những thành tựu to lớn đã đạt được. KT-XH có những bước tiến rõ nét; tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực được khơi dậy và phát huy hiệu quả, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao... góp phần đưa TP Hòa Bình trở thành một thành phố năng động và đầy tiềm năng…
Đường Trần Hưng Đạo rực rỡ cờ hoa chào mừng 120 năm thành lập thị xã Hòa Bình, 10 năm thành lập thành phố Hòa Bình.
Quá trình đô thị hóa ở TP Hòa Bình diễn ra nhanh chóng và bền vững. Năm 2011, thành phố đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025. Tổng diện tích được lập quy hoạch là 14.784 ha, trong đó, diện tích đất quy hoạch xây dựng đô thị 4.400 ha. Để tạo tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị, thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết, chuyên đề và các chương trình, đề án phát triển KT-XH. Tổ chức, điều hành, hướng dẫn nhân dân chuyển dịch mạnh nền kinh tế sang sản xuất hàng hóa, lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phấn đấu, xây dựng đô thị ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2015 đạt 13,29%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Năm 2015, dịch vụ chiếm 55,1%; CN-XD chiếm 38,7%; nông - lâm -thủy sản chiếm 6,2%. Tổng thu NSNN năm 2015 đạt 252,1 tỷ đồng, tăng 5,8 lần so với năm 2006. Thu nhập và đời sống nhân dân được nâng lên. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm (tăng 5,4 lần so với năm 2006). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,27% (theo tiêu chí mới là 1,86%).
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, thành phố đã ưu tiên hàng đầu cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Từ năm 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn đạt khoảng 8.900 tỷ đồng, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH từ nguồn NSNN đạt trên 1.650 tỷ đồng. Hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như: đường Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Thịnh Lang và biểu tượng TP Hòa Bình… Đặc biệt, trên địa bàn thành phố đang triển khai thi công Dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình nhằm tạo huyết mạch giao thông nối liền với các đô thị lớn như Hà Nội và các tỉnh vùng Tây Bắc. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa cộng đồng ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. 98% tuyến đường chính có đèn chiếu sáng công cộng. 160/189 km đường bộ được rải nhựa và nâng cấp. Hầu hết đường làng, ngõ xóm của 15 xã, phường trên địa bàn đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp, trong đó có hơn 130 km được đầu tư xây dựng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bên cạnh đó, các dự án trọng điểm đã được thành phố tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công như: Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - TP Hòa Bình; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm; Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố... Khi hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị và nông thôn của thành phố để đi lên cùng sự phát triển của tỉnh và đất nước.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của thành phố đạt kết quả khả quan với 3/7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Phong trào phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng NTM tại thành phố ngày càng phát triển sâu rộng với trên 30 km đường nông thôn đã được kiên cố hóa, hàng chục nhà văn hóa xóm được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa. Bà con nông dân đã chủ động, mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất và làm giàu trên đồng đất quê hương.
Chủ động hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh KT-XH của thành phố trong những năm qua. Từ năm 2010 - 2015, trên địa bàn có 26 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 2.698 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp phép lên 76 dự án. Hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 700 DN và trên 1.800 hộ kinh doanh cá thể, 11 HTX hoạt động SX-KD hiệu quả trên các lĩnh vực đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Riêng KCN bờ trái sông Đà, tỷ lệ lấp kín đạt 61% với 19 DN, trong đó có 6 DN FDI, tạo việc làm và thu nhập cho trên 3.000 lao động .
TP Hòa Bình còn là một trong những điểm sáng trong các phong trào VH-VN, TD-TT và các hoạt động xã hội. Trong đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với văn minh đô thị đã được các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả. 15/15 phường, xã đã có điểm thu gom rác thải, 150 tuyến đường do phụ nữ, thanh niên tự quản… Toàn thành phố hiện có 89% gia đình văn hóa, 8.650 gia đình, trên 26.000 người thường xuyên tham gia luyện tập TD-TT với 73 CLB TD-TT và trên 90% KDC có sân chơi, bãi tập… TP Hòa Bình luôn giữ vững là lá cờ đầu của tỉnh về GD-ĐT với 39/54 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 72,2%, 100% giáo viên đạt chuẩn, 90% phòng học được kiên cố. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động địa phương được quan tâm thực hiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%; trung bình hàng năm giải quyết việc làm cho 2.500 lao động. Hệ thống y tế cơ sở được đầu tư, chất lượng CSSK nhân dân không ngừng được nâng cao, cơ bản các xã, phường đã đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế. QP-AN được củng cố vững chắc; ANCT - TTATXH được đảm bảo. Công tác đối ngoại được tăng cường. Hệ thống chính trị thành phố luôn được củng cố, kiện toàn theo hướng TS-VM. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên được nâng lên. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của các cấp chính quyền; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ngày càng đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. CCHC được đẩy mạnh, hướng tới xây dựng mô hình chính quyền đô thị phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. Năm 2015 TP Hòa Bình đứng đầu toàn tỉnh về chỉ số CCHC.
Với những thành tựu đặc biệt xuất sắc sau 10 năm thành lập, TP Hòa Bình đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba. Đây chính là nguồn động viên to lớn để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc TP Hòa Bình tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong nhân dân. Tập trung tái cơ cấu các ngành kinh tế, tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý đô thị, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển đồng bộ và hiệu quả.
(HBĐT) - Theo phòng NN &PTNT huyện Lương Sơn, trong 9 tháng qua, toàn huyện đã trồng được 40.950 cây phân tán; trồng mới 769, 4 ha rừng sản xuất, đạt 110% kế hoạch. Diện tích khai thác rừng trồng 440,7 ha, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 17.600 m3, giá trị thu nhập ước đạt trên 22 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo UBND thành phố Hòa Bình, 9 tháng qua, thành phố có vốn đầu tư phát triển ước đạt 1.664, 4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 14,3%.
(HBĐT) - Từ khi thành lập đến nay, nhất là giai đoạn 25 năm tái lập tỉnh, lớp lớp cán bộ tài chính đã nối tiếp truyền thống đoàn kết và vẻ vang của ngành, không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, giữ gìn phẩm chất, tô đậm thêm nét son “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” của người cán bộ tài chính.
(HBĐT) - Năm 2015, chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 và cá nhân chị Vì Thị Khuyên (xóm Thu Lu) ở xã Giáp Đắt nhờ thực hiện tốt mô hình “Tổ đổi công” đã được huyện Đà Bắc khen thưởng về mô hình điển hình tiên tiến. Mô hình này đã giúp nhiều phụ nữ xã Giáp Đắt cải thiện kinh tế hộ gia đình và nâng cao chất lượng đời sống.
(HBĐT) - Để thực hiện tốt công tác đầu tư, huyện Mai Châu đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng để triển khai các công trình xây dựng cơ bản. Năm 2016, kế hoạch trên địa bàn huyện có 66 công trình thuộc các nguồn vốn, tổng mức đầu tư 255.750 triệu đồng; kế hoạch vốn được phân bổ 63.359 triệu đồng.
(HBĐT) - 9 tháng qua, tổng thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 2.080 tỷ đồng, bằng 82% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 72% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 2.040 tỷ đồng, bằng 73% Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất, nhập khẩu ước thực hiện 20 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN ước thực hiện 20 tỷ đồng, bằng 20% Nghị quyết HĐND tỉnh.