(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. sáng ngày 12/10. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thành viên BCĐ 800 tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
9 tháng năm 2016, Chương trình xây dựng NTM tiếp tục đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Trong 9 tháng, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM trên 1.600 tỷ đồng. Đến hết tháng 9, toàn tỉnh có 31 xã đạt chuẩn NTM; 15 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 92 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 51 xã đạt từ 6-9 tiêu chí và 2 xã đạt 5 tiêu chí. Bình quân tiêu chí NTM của các xã trong tỉnh đạt 11,87 tiêu chí/xã. Đối với 12 xã đăng ký về đích năm 2016 bình quân đạt 14,8 tiêu chí/xã. Trong đó có 2 xã Nam Phong và Lâm Sơn có khả năng về đích cao; 4 xã có khả năng đạt chuẩn nhưng phải phấn đấu gồm 4 xã Hợp Thành, Yên Trị, Mãn Đức, Thống Nhất; 6 xã còn lại rất khó về đích năm 2016.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích kết quả đạt được trong Chương trình xây dựng NTM 9 tháng, cũng như thẳng thắn chỉ ra 8 tồn tại hạn chế như: năng lực trình độ của cán bộ xây dựng NTM ở một số xã còn hạn chế; việc thực hiện công tác cắm mốc quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý quy hoạch còn chậm; tiến độ xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng ở các xã đăng ký về đích chậm; nguồn vốn hỗ trợ đầu tư và nguồn ngân sách tỉnh còn hạn chế; chưa tạo ra chuyển biến mạnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế...
Trong 3 tháng cuối năm, hội nghị đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM năm 2016: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; xây dựng cơ chế, chính sách; tập trung chỉ đạo chất lượng công tác quy hoạch và hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; đẩy mạnh phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường; công tác chỉ đạo các xã đăng ký về đích 2016.
Hội nghị cũng thông qua các dự thảo: Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Quyết định thành lập BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên BCĐ; Kế hoạch thực hiện phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020".
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận công tác xây dựng NTM 9 tháng. Nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập trung chỉ đạo khắc phục tồn tại, hạn chế để hoàn thành nhiệm vụ năm 2016. Đồng thời giao Văn phòng UBND tỉnh tiếp thu, chỉnh sửa các ý kiến tại hội nghị để hoàn thiện vào dự thảo báo cáo, quyết định, kế hoạch. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng NTM năm 2016 phải thực chất không chạy theo thành tích số lượng, kiên quyết không cho nợ tiêu chí, chỉ công nhận xã đạt chuẩn NTM khi đạt đủ 19 tiêu chí. Đối với 12 xã đăng ký về đích năm 2016 chỉ có 6 xã có khả năng cao về đích, do đó từ nay đến cuối năm các ngành phải tập trung làm rõ các xã đó còn thiếu những nội dung gì để triển khai đầu tư có trọng tâm trọng điểm quyết tâm ở mức cao nhất đưa 6 xã về đích theo kế hoạch của TƯ.
Về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân; tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan; giữ vững quốc phòng, nâng cao chất lượng an ninh, trật tự an toàn xã hội; huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tiếp tục bổ sung, hòan thiện hệ thống cơ chế chính sách; đẩy mạnh phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM". Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách theo quyết định 1600 của Thủ tướng Chính phủ.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Theo Trạm KN -KL huyện Kim Bôi, 9 tháng qua, Trạm đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 148 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, hoa màu, cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi cho 5.202 lượt người.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn đầu tư 7, 8 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17, 2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp gần 1, 7 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nông nghiệp 720 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở NN &PTNT, thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản, từ đầu năm đến nay, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 2, 8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, 3.850 lồng nuôi cá. 9 tháng qua, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 3, 7 nghìn tấn, khai thác 1, 2 nghìn tấn.
(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 120 năm (1896 - 2016) xây dựng và phát triển với nhiều gian khổ, khó khăn, thách thức nhưng tinh thần chiến đấu quật cường, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc TP Hòa Bình vẫn được lưu truyền và phát huy. Sự thay đổi mạnh mẽ trong diện mạo và nhịp sống ở TP Hòa Bình là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống đó. Trong hành trình hướng về tương lai, TP Hòa Bình đang vươn mình mạnh mẽ, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
(HBĐT) - Mục tiêu được xã Vĩnh Đồng đặt ra và đang quyết tâm thực hiện đó là đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của xã đạt 15 ha, diện tích các loại rau, củ quả 145 ha, trong đó, rau đủ điều kiện an toàn 25 ha. Phấn đấu xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
(HBĐT) - Trước năm 2012, huyện Tân Lạc đã có bản đồ địa chính chính quy hệ tọa độ quốc gia VN 2000 cả dạng số và dạng giấy đo năm 2006-2008. Thế nhưng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận (GCN) vẫn chưa được triển khai đồng loạt theo tư liệu bản đồ mới, làm giảm đáng kể hiệu quả quản lý, sử dụng bản đồ mới hiện có.