(HBĐT) - Đồng chí Quách Xuân Toản, Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Lương Sơn khẳng định: Trong những năm qua, UBND huyện luôn xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo công tác CCHC. Hiện nay, CCHC đang được coi là khâu đột phá, chìa khóa thành công để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hướng đến xây dựng nền hành chính dân chủ, TS-VM, từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

 

 

Người dân được tạo điều kiện thuận lợi khi đến giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “một cửa” UBND huyện Lương Sơn.

 

Điều này thể hiện ở công tác CCHC từ huyện đến cơ sở tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên cả 6 lĩnh vực: Thể chế; thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC-VC; tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Trong đó, để nâng cao hiệu quả thực hiện CCHC, huyện xác định trọng tâm là cải cách thể chế, trong đó, việc ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm cụ thể hóa các văn bản của T.ư, của tỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong ban hành thể chế, huyện chú trọng hoàn thiện các thể chế kinh tế, đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng KCN, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Bước đầu tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư và thuận lợi cho hoạt động SX-KD của người dân. Thực hiện công khai, minh bạch 100% thủ tục hành chính, phí, lệ phí cũng như thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB-CC cũng được xem là nhân tố quyết định thành công của CCHC của huyện. Trong đó, phân cấp quản lý CB-CC-VC luôn được lãnh đạo huyện chú trọng để tăng cường năng lực giải quyết công việc cho các đơn vị và giao quyền chủ động, chịu trách nhiệm cho thủ trưởng cơ quan, hướng tới giải quyết công việc hiệu quả, kịp thời hơn. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ, quản lý luôn được thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB-CC-VC nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm. UBND huyện đã triển khai mô hình “một cửa” để tập trung các đầu mối giải quyết thủ tục hành chính từ phòng, ban chuyên môn về một đầu mối tại UBND các cấp thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt, giải quyết nhanh thủ tục cho nhân dân góp phần làm lành mạnh hóa nền hành chính công. Thực hiện hiện đại hóa hành chính, huyện đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan hành chính và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện. UBND huyện đã triển khai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính.

 

 Theo đồng chí Quách Xuân Toản, trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác CCHC theo hướng hiện đại, hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức, huyện tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trên cả 6 lĩnh vực. Trong đó, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của huyện đã ban hành đảm bảo đúng quy định, phù hợp với thực tế. Rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy. Tiếp tục thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” từ xã đến huyện, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch hành chính. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật của CB-CC-VC. Tuyên truyền CCHC bằng nhiều hình thức để đưa thông tin đến mọi người dân, giúp họ nắm được quy trình thủ tục, hoạt động của bộ phận “một cửa” và tham gia kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của CB-CC, hạn chế tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu…

 

 

                                                                   Hương Lan 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở NN &PTNT, thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản, từ đầu năm đến nay, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 2, 8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, 3.850 lồng nuôi cá. 9 tháng qua, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 3, 7 nghìn tấn, khai thác 1, 2 nghìn tấn.

Phát huy các nguồn lực hướng tới xây dựng thành phố Hòa Bình thành đô thị loại II

(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 120 năm (1896 - 2016) xây dựng và phát triển với nhiều gian khổ, khó khăn, thách thức nhưng tinh thần chiến đấu quật cường, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc TP Hòa Bình vẫn được lưu truyền và phát huy. Sự thay đổi mạnh mẽ trong diện mạo và nhịp sống ở TP Hòa Bình là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống đó. Trong hành trình hướng về tương lai, TP Hòa Bình đang vươn mình mạnh mẽ, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Mục tiêu được xã Vĩnh Đồng đặt ra và đang quyết tâm thực hiện đó là đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của xã đạt 15 ha, diện tích các loại rau, củ quả 145 ha, trong đó, rau đủ điều kiện an toàn 25 ha. Phấn đấu xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng hồ sơ địa chính đồng bộ

(HBĐT) - Trước năm 2012, huyện Tân Lạc đã có bản đồ địa chính chính quy hệ tọa độ quốc gia VN 2000 cả dạng số và dạng giấy đo năm 2006-2008. Thế nhưng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận (GCN) vẫn chưa được triển khai đồng loạt theo tư liệu bản đồ mới, làm giảm đáng kể hiệu quả quản lý, sử dụng bản đồ mới hiện có.

Kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 7/10, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Kim Bôi kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.

Huyện Kim Bôi: Triển vọng từ Đề án cải tạo vườn tạp

HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 3.154 ha vườn tạp. Phần lớn chủ vườn trồng cây theo cảm tính, không có kế hoạch. Nhiều chủ vườn chưa quan tâm đến sử dụng đất vườn, cải tạo vườn, để đất trống không trồng cây và chưa tận dụng được nguồn lao động và thời gian nhàn rỗi của gia đình. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế từ đất vườn còn thấp và gây lãng phí tài nguyên đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục