(HBĐT) - Chiều 11/10, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.

 

Theo báo cáo, giai đoạn 2015-2016, tổng nguồn vốn sự nghiệp NTM của huyện trên 2,3 tỷ đồng. Trong đó: kinh phí cho công tác tuyên tuyền 81 triệu đồng; công tác đào tạo, tập huấn 55 triệu đồng; kinh phí quản lý 81 triệu đồng; hỗ trợ PTSX trên 2 tỷ đồng. Về thực hiện công tác tuyên truyền, BCĐ 800 huyện, UBND các xã đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể triển khai tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như lồng ghép nội dung về xây dựng NTM trong các cuộc họp định kỳ, trên loa đài phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân huy động toàn xã hội tham gia xây dựng NTM. Về nội dung đào tạo tập huấn, huyện đã tổ chức được 2 lớp học tập nghiên cứu về chương trình xây dựng NTM cho 85 người. Tổng nguồn kinh phí hỗ trợ PTSX từ năm 2015-2016 trên 2 tỷ đồng trong đó ngân sách TƯ 1.135 triệu đồng, dân góp 948 triệu đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ các xã đã xây dựng các mô hình trồng dưa chuột nhật, trồng khoai tây ruột vàng, bí xanh, trồng bưởi Diễn. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân. Nhìn chung việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã phát huy hiệu quả nguồn vốn, được triển khai thực hiện công khai minh bạch đảm bảo yêu cầu đề ra. Các dự án hỗ trợ PTSX đều giao cho UBND xã làm chủ đầu tư và thực hiện theo dự án hỗ trợ với sự tham gia của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện dự án.

 

Tuy nhiên các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất như hỗ trợ giống cây con trực tiếp và xây dựng mô hình vẫn dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Nguồn vốn hỗ trợ ít trong khi đối tượng cần hỗ trợ nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Ngân sách huyện còn hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho các hộ dân trong việc thực hiện các chương trình để đạt hiệu quả cao.

 

Huyện đã đề xuất với đoàn công tác một số nội dung: Tăng mức đầu tư đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để việc hỗ trợ tập trung cho các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông, lâm, thủy sản nhằm ổn định, phát triển sản xuất bền vững trên địa bàn các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn; thời gian hỗ trợ các nguồn vốn sớm hơn để các địa phương chủ động triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả.

 

 

                                                                Đ.T

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi coi trọng phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX được huyện Kim Bôi đặc biệt coi trọng. Qua đánh giá, các HTX hoạt động đã tạo việc làm và thu nhập cho lao động trên địa bàn. Đây là những địa điểm tin cậy để chuyển giao KH-KT vào sản xuất, nhân dân tiêu thụ sản phẩm ổn định. HTX được thành lập và hoạt động hiệu quả là một tiêu chí trong xây dựng NTM. Một số HTX đã mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Huyện Kim Bôi chuyển giao KH -KT cho 5.202 lượt người

(HBĐT) - Theo Trạm KN -KL huyện Kim Bôi, 9 tháng qua, Trạm đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 148 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, hoa màu, cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi cho 5.202 lượt người.

Huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn đầu tư 7, 8 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17, 2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp gần 1, 7 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nông nghiệp 720 triệu đồng.

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở NN &PTNT, thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản, từ đầu năm đến nay, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 2, 8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, 3.850 lồng nuôi cá. 9 tháng qua, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 3, 7 nghìn tấn, khai thác 1, 2 nghìn tấn.

Phát huy các nguồn lực hướng tới xây dựng thành phố Hòa Bình thành đô thị loại II

(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 120 năm (1896 - 2016) xây dựng và phát triển với nhiều gian khổ, khó khăn, thách thức nhưng tinh thần chiến đấu quật cường, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc TP Hòa Bình vẫn được lưu truyền và phát huy. Sự thay đổi mạnh mẽ trong diện mạo và nhịp sống ở TP Hòa Bình là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống đó. Trong hành trình hướng về tương lai, TP Hòa Bình đang vươn mình mạnh mẽ, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Mục tiêu được xã Vĩnh Đồng đặt ra và đang quyết tâm thực hiện đó là đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của xã đạt 15 ha, diện tích các loại rau, củ quả 145 ha, trong đó, rau đủ điều kiện an toàn 25 ha. Phấn đấu xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục