(HBĐT) - Chiều 12/10, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Cao Phong kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.

 

Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế mô hình trồng mía tím tại xã Nam Phong, Cao Phong.

 

Theo báo cáo, giai đoạn 2015-2016 tổng nguồn vốn sự nghiệp NTM của huyện trên 6 tỷ đồng. Trong đó: kinh phí cho công tác tuyên tuyền 108 triệu đồng; công tác đào tạo, tập huấn trên 277 triệu đồng; kinh phí quản lý 214 triệu đồng; hỗ trợ PTSX trên 5,4 tỷ đồng. Về thực hiện công tác tuyên truyền, BCD 800 huyện, UBND các xã đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức các hội nghị chuyên đề về xây dựng NTM, lồng ghép trong các hội nghị từ huyện đến cơ sở, trên loa đài phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân huy động toàn xã hội tham gia xây dựng NTM. Về nội dung đào tạo tập huấn, huyện đã tổ chức được 55 lớp đào tạo tập huán cho 2.183 lượt người với các nội dung: bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở xã, xóm; đào tạo nghề may công nghiệp; tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi, chanh leo, nuôi gà thả vườn. Tổng nguồn kinh phí hỗ trợ PTSX từ năm 2015-2016 trên 5,4 tỷ đồng trong đó ngân sách TƯ 1.795 triệu đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 258 triệu đồng, vốn lồng ghép trên 3,4 tỷ đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ các xã đã xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả có múi, cà gai leo, chanh leo, trồng mía tím bằng mía mô, mô hình nuôi trâu bò sinh sản, mô hình nuôi lợn gà...Các mô hình dự án đã bám sát quy hoạch, hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm, đúng đối tượng, đúng nhu cầu sản xuất của người dân và thị trường tiêu thụ. Một số mô hình đã có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như mô hình trồng chanh leo. Bên cạnh đó UBND huyện đã xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào SXKD tại địa phương. Hiện nay đã có 2 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng nhà máy chế biến phân loại cam và dự án xây dựng chợ đầu mối nông sản huyện Cao Phong.  Nhìn chung việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cao Phong đã phát huy hiệu quả nguồn vốn, được triển khai thực hiện công khai minh bạch đảm bảo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất có một số hạn chế như: mô hình trồng bưởi chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế do thời gian cho thu hoạch dài; hô hình chăn nuôi gặp rủi ro về dịch bệnh, giá cả không ổn định; việc liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp chưa bền vững...

 

Huyện đã đề xuất với UBND tỉnh trong các năm tiếp theo tiếp tục duy trì hỗ trợ nguồn vốn PTSX cho các địa phương.

 

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác đã đi kiểm tra mô hình trồng mía xã Nam Phong.

 

 

                                                 Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Lương Sơn huy động các nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính

(HBĐT) - Đồng chí Quách Xuân Toản, Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Lương Sơn khẳng định: Trong những năm qua, UBND huyện luôn xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo công tác CCHC. Hiện nay, CCHC đang được coi là khâu đột phá, chìa khóa thành công để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hướng đến xây dựng nền hành chính dân chủ, TS-VM, từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Trở ngại về đích nông thôn mới ở xã Phú Minh

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh (Kỳ Sơn): Mặc dù có những thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong tỉnh về điều kiện cơ sở hạ tầng nhưng xã Phú Minh vẫn vấp phải không ít khó khăn để về đích đúng lộ trình vào năm 2020.

Huyện Kim Bôi coi trọng phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX được huyện Kim Bôi đặc biệt coi trọng. Qua đánh giá, các HTX hoạt động đã tạo việc làm và thu nhập cho lao động trên địa bàn. Đây là những địa điểm tin cậy để chuyển giao KH-KT vào sản xuất, nhân dân tiêu thụ sản phẩm ổn định. HTX được thành lập và hoạt động hiệu quả là một tiêu chí trong xây dựng NTM. Một số HTX đã mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Huyện Kim Bôi chuyển giao KH -KT cho 5.202 lượt người

(HBĐT) - Theo Trạm KN -KL huyện Kim Bôi, 9 tháng qua, Trạm đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 148 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, hoa màu, cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi cho 5.202 lượt người.

Huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn đầu tư 7, 8 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17, 2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp gần 1, 7 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nông nghiệp 720 triệu đồng.

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở NN &PTNT, thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản, từ đầu năm đến nay, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 2, 8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, 3.850 lồng nuôi cá. 9 tháng qua, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 3, 7 nghìn tấn, khai thác 1, 2 nghìn tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục